Các dấu hiệu chẩn đoán hiện tại ''đã không thấy'' nhiều khối u tinh hoàn tái phát

Các dấu hiệu chẩn đoán hiện tại

Mới đây một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, vẫn chưa có đủ bằng chứng về việc sử dụng các dấu ấn sinh học của khối u để phát hiện ra những bệnh nhân ung thư tinh hoàn bị tái phát (đã trải qua phẫu thuật khối u) và đã được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology.

Tại Anh, tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn hiện đang gia tăng, với 7/100.000 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, hầu hết đều ở độ tuổi dưới 35.

Mặc dù hiện tại ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao (lên đến 98%), nhưng hầu hết bệnh nhân đều được theo dõi liên tục vì bệnh có thể bị tái phát lại.

Các nghiên cứu này đã đánh giá ba dấu ấn sinh học: Alpha - fetoprotein (AFP), Beta hCG (tên khoa học là Human chorionic Gonadotropin) và Lactate dehydrogenase (LDH) - Đây là các xét nghiệm nhằm theo dõi tình trạng tái phát ung thư tinh hoàn.

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) là một xét nghiệm máu được dùng để đo nồng độ AFP trong cơ thể và là 1 chất chỉ điểm để tầm soát xem có bị mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, tinh hoàn...

Xét nghiệm hCG: Được thực hiện để kiểm tra nồng độ hCG trong máu hoặc nước tiểu. Ngoài ra, nó có thể có trị số bất thường do một số khối u, đặc biệt là các u xuất nguồn từ trứng hoặc tinh trùng (u tế bào mầm).

Lactate dehydrogenase (LDH hoặc LD): Chính là một loại enzyme được tìm thấy trong hầu hết tất cả các tế bào của cơ thể, tuy nhiên chỉ có một lượng nhỏ lưu hành trong máu. Khi các tế bào bị hư hỏng hoặc bị phá hủy, LDH lúc này sẽ được phóng thích từ các tế bào vào máu. Xét nghiệm LDH được tiến hành như một dấu hiệu chung của tổn thương các tế bào.

Qua đó kết quả cho thấy, 2 xét nghiệm máu AFP và HCG vẫn có khả năng chẩn đoán cao, nhưng một số khối u đã bị bỏ sót.

Và nghiên cứu này khuyến nghị mọi người nên sử dụng kết hợp các phương pháp chẩn đoán với kiểm tra lâm sàng bằng hình ảnh, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào kết quả của các xét nghiệm.

Tiến sĩ Brian Nicholson, tại Đại học Oxford, tác giả chính, cho biết: Đã có rất nhiều tranh luận xảy ra về việc bảo vệ bệnh nhân được theo dõi đầy đủ sau khi điều trị và chắc chắn rằng ung thư sẽ được phát hiện sớm nếu bị tái phát. Câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu các xét nghiệm và tần suất thực hiện có được diễn ra một các an toàn hay không.

Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vẫn chưa chắc chắn rằng liệu xét nghiệm máu có phải là lựa chọn tốt nhất để theo dõi cho bệnh nhân, vì vậy điều này là rất khó để đưa ra những hướng dẫn rõ ràng cho bác sĩ. Hiện tại cũng có nhiều bệnh nhân đang được theo dõi ở Anh và những nước khác. Từ đó chúng ta nên tìm ra những biện pháp hợp lý để có thể kết hợp dữ liệu và cung cấp thông tin hiệu quả.  

Tiến sĩ Thomas Fanshawe, một nhà thống kê y khoa cao cấp tại Đại học Oxford, cho biết: Đánh giá này cho thấy mức độ khó khăn khi thực hiện các đánh giá nghiêm ngặt về dấu ấn sinh học trong chẩn đoán. Mặc dù không nhằm thay thế kinh nghiệm lâm sàng, kết quả của chúng tôi cho thấy có nhiều hơn công việc phải được thực hiện để quyết định làm thế nào các dấu hiệu khối u có thể được sử dụng tốt nhất trong các chiến lược giám sát để phát hiện bệnh tái phát. "

Tiến sĩ Thomas Fanshawe, một nhà thống kê y khoa cao cấp tại Đại học Oxford, cho biết: Nghiên cứu này cho thấy sự khó khăn khi thực hiện các đánh giá về dấu ấn sinh học trong chẩn đoán. Vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng một số thử nghiệm khác cần được thực hiện nhằm xác định các dấu hiệu sinh học của khối u hoạt động như thế nào trong quá trình theo dõi và phát hiện bệnh tái phát.

Nhìn chung vấn đề này đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu nhưng đa phần chỉ ở quy mô nhỏ và tập trung một loại khối u, dẫn đến kết quả khó có thể chi tiết.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng hiện có rất ít bằng chứng hỗ trợ về phạm vi hoạt động của một dấu ấn sinh học. Vì những lý do này, các họ đã đánh giá chất lượng của một số nghiên cứu là khá thấp.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...