Các biện pháp can thiệp sớm giúp phòng chống ung thư
Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang xem xét việc đưa ra các biện pháp can thiệp sớm nhắm vào mục tiêu điều trị trong nỗ lực phòng chống bệnh ung thư, theo các chuyên gia tại Đại học Stirling.
Một bài báo mới được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Chính sách Y tế, đã phân tích dữ liệu từ 162 quốc gia để kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ ung thư.
Tiến sĩ Bryan McIntosh, Khoa Y tế học và Thể thao, cho biết những phát hiện này cho thấy các nhà quản lý nên quyết định xem xét về hoàn cảnh kinh tế xã hội của một khu vực, hoặc một nhóm người, chứ không nên hướng theo một quy tắc chung, khi đó các thiết lập có thể đưa ra luận điểm tốt nhất trong bước đầu can thiệp.
Tiến sĩ McIntosh - nhà nghiên cứu với đồng nghiệp Stirling, Tiến sĩ Susanne Cruickshank, và Tiến sĩ Michael Fascia, thuộc Đại học Edinburgh Napier và Đại học Oxford - cho biết: Can thiệp sớm là một phần quan trọng trong việc chống lại ung thư, như việc chẩn đoán - cung cấp điều trị cho bệnh nhân đem đến cơ hội tốt nhất để phục hồi hoàn toàn cũng như cải thiện tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, việc thiết lập luận điểm tốt nhất để can thiệp sớm căn bệnh trên là một vấn đề phức tạp với các nhà hoạch định chính sách có xu hướng luôn ưu tiên áp dụng một mô hình quy tắc, cho dù quy tắc đó không hoạt động tốt trong mọi hoàn cảnh.
Vì thế nghiên cứu của chúng tôi đang xem xét về sự liên quan giữa thu nhập bình quân của mỗi người và tỷ lệ mắc bệnh ung thư có gây ra nhiều ảnh hưởng - đặc biệt là về tuổi tác và lối sống.
Với những phát hiện này các nhà quản lý cho rằng nên quyết định áp dụng một mô hình phức tạp hơn khi lập kế hoạch về các vấn đề trong việc can thiệp sớm và xem xét khuynh hướng của một số nhóm nhất định đối với ung thư và hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới để phát triển một phân tích thực nghiệm về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ ung thư.
Các số liệu thống kê cho thấy, đối với nhiều quốc gia, số ca ung thư tăng lên phù hợp với việc tăng trưởng kinh tế, khi đó con người sống lâu hơn. Tuy nhiên, ở những nước không nằm trong là trường hợp này, thì tỷ lệ tử vong sớm vẫn không thay đổi.
Ngoài ra, các số liệu thống kê phản ánh rằng người nghèo có nhiều khả năng nguy cơ mắc phải một số loại ung thư cao hơn.
Tiến sĩ McIntosh nói thêm: Mô tả và đo lường mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc ung thư và thu nhập bình quân của mỗi người là bước đầu tiên trong việc hiểu được quá trình tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến sự tiếp xúc của người dân với các yếu tố gây ung thư như thế nào.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu cần thêm thời gian để nghiên cứu thêm là cần thiết bao gồm nhiều vấn đề hơn, ngoài thu nhập bình quân của mỗi người, ví dụ: Những người khi được đề cập đến vấn đề thu nhập cá nhân, thói quen văn hóa - phong tục, điều kiện vệ sinh chung và chính sách y tế.
Tuy nhiên, bài viết này làm nổi bật một số quy tắc thực nghiệm cơ bản và những hiểu biết về lý thuyết có thể đem lại nhiều hữu ích trong việc phát triển một lý thuyết kinh tế về sự tiến hóa của tỷ lệ ung thư trong một nền kinh tế đang phát triển.
Tiến sĩ Cruickshank sẽ thảo luận về những phát hiện này, như một phần của bài trình bày về kết quả bệnh mãn tính và ung thư, tại Hội nghị thượng đỉnh ung thư Scotland, ở Dunblane, tuần này.
Bài cáo viết: "Những bất bình và sự bất bình đẳng trong việc phát triển kinh tế và tỷ lệ mắc bệnh ung thư", được công bố trên tạp chí quốc tế về chính sách chăm sóc sức khỏe.