Các axit béo tự do tái tạo các tế bào ung thư vú phát triển

Mới đây các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã phát hiện các axit béo trong máu giúp tế bào ung thư vú sinh trưởng và phát triển. Và điều này đã giải thích được tại sao những phụ nữ béo phì sau khi mãn kinh lại dễ mắc ung thư vú hơn.
Axit béo:
Là một chuỗi hydrocarbon mạch thẳng với một nhóm chức acid ở đầu mạch. Các acid béo bão hòa không có nối đôi, thường gặp trong mỡ động vật. Các acid béo không bão hoà có 1 hay nhiều nối đôi trong phân tử, thường gặp trong các dầu thực vật hay dầu gan cá.
Axit béo tự do:
Là sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất béo trong các mô mỡ.
Zeynep Madak-Erdogan, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: Không những thế những dữ liệu trong nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin về những yếu tố liên quan của béo phì (uống rượu, chế độ ăn nhiều mỡ và đường...) đối với ung thư vú, qua đó đánh giá khả năng của estrogen trong quá trình hạn chế nguy cơ ung thư vú của phụ nữ béo phì sau mãn kinh, Madak-Erdogan nói.
Những phát hiện này được công bố vào ngày hôm nay trên tạp chí Cancer Research.
Từ lâu các nhà khoa học đã biết béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú của phụ nữ sau mãn kinh, tuy nhiên quá trình trao đổi chất và di truyền gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong đó quá trình Estrogen được biến đổi để giảm tác phụ tiềm ẩn trên các mô sinh sản và vú.
Vì thế để tìm hiểu mối liên hệ của chỉ số cơ thể với nguy cơ ung thư vú, ban đầu nhóm của Madak-Erdogan đã lấy mẫu máu từ Ngân hàng mô Susan G. Komen và so sánh với những mẫu máu ở phụ nữ khỏe mạnh, và tìm kiếm sự hiện diện của các chất chuyển hóa khác nhau, dấu ấn sinh học của viêm và protein liên quan đến ung thư.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư vú cũng như phụ nữ bị thừa cân hoặc béo phì thì nồng độ của 5 axit béo tự do và glycerol cao hơn đáng kể, được giải phóng dưới mô mỡ bị phá vỡ bởi triglyceride.

Sau đó, nhóm của Madak-Erdogan đã bổ sung thêm 37 phụ nữ không mãn kinh, 63 phụ nữ sau mãn kinh béo phì vào trong nghiên cứu và 21 phụ nữ sau mãn kinh trước đây bị béo phì nhưng giảm cân, để phân tích. Tất cả trường hợp này đã từng tham gia vào nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ sau mãn kinh, một nghiên cứu dài hạn về phụ nữ ở độ tuổi 45 - 64 ở khu vực Baltimore.
Và họ phát hiện ra hàm lượng axit béo tự do của phụ nữ béo phì cao hơn, tuy nhiên sau khi nghiên cứu ở Baltimore được thực hiện thì nồng độ các axit béo trong máu lại giảm đáng kể ở những trường hợp này và đã được giảm cân.
Ngoài ra, để khám phá ra những tác động của béo phì đối với các tế bào ung thư dương tính ER, các nhà nghiên cứu đã điều trị một số dòng tế bào ung thư nguyên phát và ung thư di căn bằng mẫu máu của phụ nữ béo phì. Và họ đã phát hiện các tế bào ung thư trở nên mạnh mẽ hơn và phát triển từ từ khi nồng độ nồng độ axit béo trong máu tăng lên.
Bên cạnh đó, khi các tế bào ung thư tiếp xúc với các axit béo trong máu làm cho bệnh trở nên tích cực hơn. Một dòng tế bào khối u nguyên phát sẽ trở nên linh hoạt hơn, điều chỉnh quá trình phát triển enzyme của tế bào, sinh trưởng và tồn tại trong một dòng tế bào di căn đã được kích hoạt, theo nghiên cứu.
Nếu mức độ tiếp xúc với các axit béo của tế bào càng lớn, thì các tác động xảy ra càng rõ rệt hơn đến quá trình enzyme này, và được gọi rapamycin, hay quá trình mTOR.
Ở những nghiên cứu trước đây, nhóm của Madak-Erdogan đã phát hiện ra những điều chỉnh tương tác của quá trình mTOR với các tế bào dương tính ER thông qua hợp qua hợp chất estrogen được nhìn thấy trong các phản ứng có lợi ở một số gen nhất định, như ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan ở chuột, mà không ảnh hưởng xấu đến các mô sinh sản.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang kiểm tra xem estrogen này có gây ảnh hưởng đến biểu hiện gen hay không, và họ đã sử dụng axit oleic (một axit béo) và một nhóm tế bào khác (với sự kết hợp của axit oleic và estrogen) trong điều trị.
Một số tác dụng khác đã xuất hiện như axit oleic gia tăng biểu hiện của các gen liên quan đến sự sinh trưởng tế bào (khoảng 500 gen), bao gồm những gen liên quan đến chuyển hóa axit béo và các tế bào khác.
Tuy nhiên, những tác dụng này đã giảm đáng kể trong các tế bào được điều trị bằng estrogen và axit oleic, nhóm nghiên cứu nhận thấy.