Cà chua chữa nhuận tràng, lao phổi, trĩ, mụn nhọt

Cà chua chữa nhuận tràng, lao phổi, trĩ, mụn nhọt

Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp).

Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill.

Thuộc họ Cà Solanaceae. Cà Chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ (hiện nay Cà Chua có thêm các màu tím, tím đen). Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

A. Mô tả cây 

Cây thảo, sống theo mùa, là loại cây thân mềm bò trên đất hoặc leo trên cây khác (hiện nay có giống cà chua thân gỗ). Cà chua có thể dài 1 - 3 mét. Thân tròn, phân cành nhiều. Lá có cuống dài, phiến lá xẻ lông chim, số lượng thùy không ổn định, thường có răng cưa. Hoa hợp thành những xim thưa ở nách lá, cuống hoa phủ lông cứng. Đài 3-6 thùy hình mũi mác không dài hơn đài, mặt phủ lông. Nhị 5-6, bao phấn dính thành 1 ống bao quanh nhụy, thuôn dần ở đỉnh, mở bằng những kẽ nứt dọc ngắn. Bầu có 3 hoặc nhiều ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Quả mọng có 3 ô. Hat dẹt, hình thận. Do một quá trình trồng trọt lâu đời, nên cây cà chua có nhiều biến đổi về hình thái, số lượng các thùy của đài, tràng, bộ nhị có khi 5,6,7 có khi 8. Số lượng lá noãn cũng tăng lên nhiều. Mùa hoa quả: Mùa đông và mùa xuân.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

Vốn nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện nay cà chua được trồng ở hầu hết các châu làm thức ăn. Trên thế giới sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm. Ngoài những giống cà chua nói trên, một số nơi trồng một loại cà chua nhỏ, hình cầu có nơi gọi là cà kiu có tên khoa học Lycopersicum esculentum dại ở Peru, đảo Angti, Texas.

Người ta trồng chủ yếu lấy quả để ăn. Lá dùng làm thuốc và là nguyên liệu chiêt tomanin.

C. Thành phần hóa học 

Lá cà chua chứa nhiều gluco-ancaloit, trong đó tomanin chiếm thành phần chủ yếu. Tomanin được Fontaine và cộng sự chiết được lần đầu tiên vào năm 1948 từ lá cây cà chua ở Nam mỹ có tên khoa học Lycopersicum pimpinellifolium Mill. Cùng năm đó, Kuhn và Low cũng chiết được tomatin từ loài cà chua quả nhỏ mọc ở Đức. Tomatin thực tế là hỗn hợp của nhiều chất gần nhau, trong đó tomatin a chiếm chủ yếu. Tomatin thủy phân cho 2 phân tử 73 glucoza, 1 galactoza, 1 xyloza và tomatidin. Tomatidin là một genin thuộc nhóm các spirosolanot, đồng phân lập thể của soladulcidin. Một số loài cà chua có hàm lượng tomatin lên tới 5%.

Quả cà chua chứa axit hữu cơ trong đó axit tactric, xitric, succunic và malic chiếm chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng, cà chua chứa 77% nước, 0,6% protit, 4% gluxit (saccaroza, pectin) 0,7% xenluloza, 0,4% tro. Muối khoáng gồm 11,4mg% canxi, 24,7mg% P, 1,3mg% Fe, các vitamin gồm 1,9mg% caroten, 0,06mg% vitamin B1, 0,04mg% vitamin B 2, 0,5mg% vitamin PP và 38mg% vitamin C (Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam-nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1972). Có tác giả còn thấy vitamin P, vitamin K. Ngoài ra còn lycopen, xanthophyle và quexcitrozit. Hạt cà chua chứa 25% một loại dầu béo thô, có thể ăn được sau khi tinh chế. Khô dầu hạt cà chua có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.

D. Công dụng và liều dùng

Quả cà chua mặc dù giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát tươi ở nhiều nước, còn dùng dưới dạng tương, nước sốt, nấu canh… 

Một số người dùng quả cà chua làm thuốc nhuận tràng, chữa sốt, lao phổi. Tại Tây Ban Nha người ta phối hợp quả cà chua với ớt để chữa trĩ, hoặc người ta nấu cà chua với dầu hay mỡ (cho đến khi bốc hết hơi nước) rồi dùng dưới dạng thuốc mỡ bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

Đọt cà chua (lá non) được nhân dân dùng đắp mụn nhọt, nơi viêm tấy như sau: Lấy đọt cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vào vài hạt muối. Đắp lên nơi mụn nhọt hay viêm ấy, băng lại. Ngày làm một hay hai lần cho đến khi khỏi. 

Lá cà chua khô hiện được dùng làm nguyên liệu chiết tomanin là một chất kháng khuẩn, chống nấm, chống một số sâu bệnh hại cây trồng (nhưng với liều nào đó lại có tác dụng kích thích sinh trưởng, ví dụ đối với sâu coleoptyle của thóc avoine). Tomatin còn được dùng để bán tổng hợp các hormon steridic.

E. Thông tin khác

Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau. Cà chua thuần chủng đang ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt giữa các người vườn và nhà sản xuất khi học có xu hướng sản xuất các loại cây trồng có hương vị thú vị hơn, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất.

Cây lai vẫn còn phổ biến, kể từ khi có mục đích sản xuất lớn, người ta kết hợp các đặc điểm tốt của các loại cà chua thuần chủng với độ ổn định của các loại cà chua thương mại thông thường.

Các giống cà chua thuần chủng khác nhau.

Giống cà chua được chia thành nhiều loại, chủ yếu dựa vào hình dạng và kích thước.

  • Loại cà chua Slicing hay globe là cà chua thương mại thông thường, dùng được cho nhiều cách chế biến và ăn tươi.
  • Loại cà chua Beefsteak là cà chua lớn thường dùng cho bánh mì. Thời gian bảo quản ngắn khiến ít được sử dụng trong thương mại.
  • Loại cà chua Oxheart có hình dạng giống như loại dâu tây lớn.
  • Cà chua mận được lai tại để sử dụng trong sản xuất nước sốt cà chua.
  • Cà chua lê hình quả lê.
  • Cà chua anh đào nhỏ và tròn, vị ngọt ăn trong món salad.
  • Cà chua nho được giới thiệu gần đây, một biến thể của cà chua mận nhưng nhỏ hơn, được dùng trong món salad
  • Cà chua Campari ngọt, lớn hơn cà chua anh đào nhưng nhỏ hơn cà chua mận.

Hầu hết các giống cà chua hiện đại đều mịn bề mặt, nhưng một số giống cà chua hiện đại như beefsteak thường có khía rõ rệt. Hầu hết các giống trái cây thương mại màu đỏ, nhưng nhiều giống cà chua thuần chủng có màu sắc đa dạng. Có một sự khác biệt giữa cà chua trồng cho thương mại so với cà chua do những người làm vườn sản xuất tại gia. Giống sản xuất do người làm vườn thường được chú trọng đến hương vị, còn giống do các cơ sở sản xuất thương mại hướng đến hình dạng, kích thước, kháng sâu bệnh, phù hợp cho việc cơ giới hóa thu hái và vận chuyển.

Cà chua phát triển tốt với 7 giờ chiếu sáng mỗi ngày từ ánh sáng mặt trời. Một phân bón NPK với tỷ lệ 5-10-10 thường được bán làm phân bón cà chua hoặc phân bón rau, cả phân hữu cơ cũng được sử dụng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...