Biến chứng của bệnh tiểu đường
Bị tiểu đường, giảm thọ đến 10 năm!
Đó là lời cảnh báo về tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường.
Từ năm 1995-2005, số bệnh nhân tiểu đường tăng từ 118 triệu người lên 135 triệu người. Dự tính đến năm 2025 là 300 triệu người, chiếm 5,4% dân số thế giới.
Còn ở nước ta, bệnh nhân tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng nhanh. Theo điều tra quy mô trên toàn quốc được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, kết quả cho thấy tỷ lệ người mắc tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%. Khu vực thành phố là 4,4%, miền núi, trung du 2,1%, đồng bằng 2,7%.
Tiểu đường gây những biến chứng về mắt, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại vi, loét chân dẫn đến cắt cụt, nhiễm trùng, bệnh tim và đột quỵ. Trong đó, bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa ở các nước phát triển.
Tiểu đường cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới suy thận mạn. Bệnh tim và bệnh đột quỵ là nguyên nhân của khoảng 75% trường hợp tử vong của bệnh nhân tiểu đường ở các nước phát triển.
Nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận nặng tăng 3 lần khi bị bệnh tiểu đường.
Theo ước tính, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường giảm 5-10 năm so với người không bị tiểu đường.
Cụt chi do biên chứng của tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm như loét bàn chân hay phải cắt cụt chi.
Nguyên nhân gây nên những biến chứng ở bàn chân
Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân. Các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng gây nên.
Bệnh thần kinh ngoại vi
Đường huyết cao làm huỷ hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác, vì thế người bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình. Mọ có thể dẫm phải đinh hay các vật sắc nhọn, có thể bị bỏng mà không hề biết, đó là hiện tưỢng “mất các cảm giác bảo vệ”. Chỉ một vết thương dù nhỏ cũng có thể bị loét rộng ra và gây hoại tử.
Các biểu hiện sớm thường gặp ở bệnh này như cảm giác lạnh ở hai chân, ngứa hoặc tê bì; bứt rứt khó chịu, nóng ran ở hai bàn chân.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Thương xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng. Các biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết như thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi...
Nguy hiểm hơn, nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ làm vết thương khó liền sẹo. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử. Để ngăn chặn sự hoại tử ăn sang các khu vực khác chỉ còn cách cắt bỏ phần bị hoại tử.
Nhiễm trùng
Khi một người bị đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân, rất khó điều trị do hệ miễn dịch của cơ thể giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Do đó, nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và nguy hiểm gây hoại tử dẫn tới phải cắt cụt chi.
Nhận biết biến chứng bàn chân như thế nào?
Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra dựa theo các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến loét bàn chân là:
- Có thể gặp ở cả 2 giới, nhưng thường gặp hơn ở nam.
- Mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm hoặc tuổi trên 60.
- Kiểm soát đường huyết kém.
- Có biến dạng bàn chân: chai chân, phỏng rộp da chân...
- Đã từng bị loét bàn chân hoặc từng bị cắt cụt chân do loét.
- Có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi.
- Giảm thị lực.
- Có biến chứng thận.
- Đi giày dép không phù hỢp với bàn chân.
Theo thống kê có đến gần 60% người bị cắt chi dưới là bệnh nhân đái tháo đường. 85% những trường hỢp trên là do bệnh nhân bị loét chân. Cứ 5 bệnh nhân bị loét chân thì có 4 người bị chấn thương do tác động từ bên ngoài: va quẹt, vấp ngã bị trầy xước. Và tỷ lệ tử bị loét dẫn đến hoại tử là rất lớn.
Do đó, để hạn chế tối đa hậu quả viêm loét chân, người bệnh đái tháo đường nên quan tâm chăm sóc bàn chân mỗi ngày.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý sự lưu thông máu ở chân:
Khoảng 2/3 bệnh nhân tiểu đường thường không kiểm soát đầy đủ hàm lượng glucid trong máu và 1/3 số bệnh nhân cao tuổi có thể gặp vấn đề lưu thông máu ở đôi chân. Điều này có thể khiến họ bị mất một chi hay thậm chí tử vong.
Các chuyên viên y học Mỹ đã kêu gọi những người bệnh tiểu đường từ 50 tuổi trở lên phải đến bác sĩ để kiểm tra áp lực máu lưu thông ở phần mắt cá chân nhằm phát hiện bệnh động mạch ngoại biên (MAPI, vốn thường xuất hiện ở đối tượng này. Nếu mức độ lưu thông máu ở đây thấp hơn so với ở cánh tay, bệnh nhân có thể mắc bệnh do hẹp động mạch chân khiến lượng máu lưu thông bị thiếu hụt. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc cắt bỏ chi có thể là điều không tránh khỏi. Và nếu các động mạch ở chân bị hẹp thì động mạch ở tim cũng có thể gặp phải vấn đề này. Theo các chuyên viên y học, bệnh MAP có mức nguy hiểm cao gấp bốn lần so với bệnh nhồi máu cơ tim hay một cơn đột quỵ.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh mạch máu
Bệnh mạch máu (gồm bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên) là nguyên nhân tử vong của hơn 75% bệnh nhân (BN) bị bệnh tiểu đường.
Trong các bệnh mạch máu, bệnh động mạch vành chiếm đa số và xảy ra ở hơn 55% BN tiểu đường.
Tỷ lệ biến chứng và tử vong tim mạch trên BN (bệnh nhân) tiểu đường type 2 cũng tăng gấp 4-6 lần so với BN bình thường.
Nhận biết và điều trị các yếu tố nguy cơ cũng như kiểm soát bệnh động mạch vành là công việc rất quan trọng trong quá trình theo dõi lâu dài BN tiểu đường để hạn chế thấp nhất các biến chứng và tử vong cho BN.
Bệnh tiểu đường và ung thư gan: môl liên hệ nguy hiểm
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị ung thư gan rất cao. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tiến hành trên 173.643 bệnh nhân tiểu đường và 650.620 người khỏe mạnh đã tham gia nghiên cứu này trong 10 năm.
Kết quả: những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị ung thư gan hoặc các bệnh mạn tính về gan cao gấp hai lần so với người khỏe mạnh và nguy cơ này đặc biệt cao ở những người mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm trở lên. Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở những người béo phì độ tuổi 40-50.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị Alzheimer rất cao
Một nghiên cứu mới cho biết những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị Alzheimer rất cao, khoảng 65%.
Các nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu kéo dài 5 năm trên 824 người. Trong 151 đối tượng đang phát triển Alzheimer thì có tới 31 người bị tiểu đường. Nguy cơ mắc Alzheimer ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn 65% so với người bình thường.
Tiểu đường cũng có mối liên hệ với béo phì và một số bệnh khác như bệnh tim, suy thận, và suy giảm các chức năng, có thể là nguyên nhân làm cho lượng glucose trong máu cao bất thường. Trong thời gian tới, các chuyên gia sẽ tiến hành những nghiên cứu xa hơn về quan hệ giữa tiểu đường và Alzheimer, đồng thời sẽ cho ra một phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường và có thể hạ thấp nguy cơ bị bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Ung thư ruột, "hung thần" của những bệnh nhân tiểu đường
Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị ung thư ruột cao gấp 3 lần những người bình thường, một nghiên cứu mới cho biết.
Các nhà nghiên cứu ở viện nghiên cứu mig thư và trung tâm nghiên cứu y khoa tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu của 10.000 nam và nữ trong độ tuổi từ 45 đến 79 và tiến hành kiểm ữa tình trạng sức khỏe sáu năm sau đó.
Họ nhận thấy những người bị tiểu đường, những người có quá trình thay đổi glucose không bình thường thì có khả năng phát triển ung thư ruột cao, gấp 3 lần những người khác. Trong đó, nam có nguy cơ bị cao hơn nữ. Điều đáng lo ngại là những trường hỢp bị tăng đường huyết song chưa đạt mức tiểu đường cũng có nguy cơ phát triển bệnh trong vòng 6 năm sau.
Nguyên nhân là do cơ thể không có khả năng bẻ gãy đường theo cách thông thường, làm cho lượng đường trong cơ thể cao và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột.
Nghiên cứu cho thấy những người có lượng đường cao, thậm chí thấp hơn chẩn đoán về tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ phát triển ung thư ruột.
Hiện trên thế giới có khoảng 194 triệu người bị tiểu đường. Chúng ta có thể chủ động phòng tránh tiểu đường và ung thư ruột bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và giảm cân
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị suy tim cao
Một nghiên cứu mới đây cho biết tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường type 2 bị suy tim ngày càng tăng, tăng rất cao so với trước đây.
Trong số đó, số bệnh nhân bị suy tim khoảng 30.9/1.000 trường hợp mỗi năm, cao gấp 2,5 lần những người không bị tiểu đường. Những nghiên cứu trước đó cho thấy số trường hỢp suy tim ở những bệnh nhân bị tiểu đường chỉ ở khoảng từ 2 đến 10 trường hợp trong số 1.000 trường hợp mỗi năm.
Độ tuổi, bệnh tim (mạch vành), nghèo glucose và "dư cân" là những nhân tố quan trọng phát triển chứng suy tim.
Cũng liên quan đến bệnh tiểu đường, phụ nữ uống nhiều hơn một ly nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn 85% so với những người uống ít. Đó là kết quả nghiên cứu tiến hành từ 91.000 phụ nữ đã trưởng thành. Soda nhiều đường góp phần làm cơ thể béo phì và như vậy nguy cơ bị tiểu đường rất lớn. Đường ở đâu là không quan trọng, nhưng đường ở trong môi trường lỏng có có ảnh hưởng rất lớn.
Soda và những loại nước uống tăng lực làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, thừa cân. Trong khi đó thì phụ nữ thường dễ bị tăng cân và nhiều phụ nữ cho rằng ucmg soda sẽ giảm cân.
Bệnh tiểu đường phát triển ở tuổi trung niên khi cơ thể mất chức năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng.
Tiểu đường là một trong năm kẻ giết người hàng đầu ở các nước phát triển. Tệ hơn, tiểu đường đang rất phổ biến và ngày càng lan rộng ở các nước đang phát triển.
Rối loạn cương dương, tiểu đường và bệnh tim
Đàn ông bị tiểu đường và bị rối loạn cương dương còn có thể bị các bệnh bệnh về tim, nhất là bệnh mạch vành, các bác sĩ Ý cho biết:
Tìm hiểu phim chụp X-quang của mạch vành (cho thấy hình ảnh bên trong mạch máu của tim) của hơn 133 bệnh nhân nam bị tiểu đường và mắc bệnh mạch vành. Và so sánh với 127 bệnh nhân tiểu đường khác nhưng không bị bệnh tim.
Kết quả cho thất, 33,8% nhóm mắc bệnh mạch vành gặp trăn trở trong "chuyện ấy", trong khi tỷ lệ này ở nhóm có sức khỏe tim mạch bình thường chỉ là 4,7%. Đây là lần đầu tiên, các nhà chuyên môn xem xét mối quan hệ giữa chứng rối loạn cương dương và các bệnh tim mạch ở những người bị tiểu đường. Có nhiều yếu tố khác dẫn đến căn bệnh mạch vành thầm lặng, song đối với những người bị tiểu đường, chứng rối loạn cương dương có thể xem là yếu tố chẩn đoán đáng tin cậy.
Vì vậy trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương, các bác sĩ cần phải chú ý đến nguy cơ phát triển bệnh mạch vành để sử dụng thuốc hiệu quả hơn, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như vậy.
Bệnh võng mạc do tiểu đường
Một bệnh nhân cho biết: “Tôi 53 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, đến nay đôi mắt gần như đã mù. Tôi muốn biết bệnh võng mạc do tiểu đường có điều trị được không? Xin được hướng dẫn để điều trị”.
Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh nặng, có thể chữa được với điều kiện người bệnh phải hợp tác tốt với bác sĩ. Quá trình theo dõi và điều trị là một quá trình kéo dài suốt đời. Nếu thực hiện được điều này, thị giác của bệnh nhân sẽ được bảo tồn rất tốt.
Bệnh có nhiều giai đoạn, ở những giai đoạn nặng võng mạc bị tổn thương rất trầm trọng và là nguyên nhân gây mù, rất khó chữa trị, đôi khi không chữa trị được. Thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì khả năng bị bệnh ở võng mạc càng cao. Do đó, điều quan trọng là phòng ngừa bằng cách điều trị thật ổn định bệnh tiểu đường và khám mắt định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì chủ yếu là theo dõi, đến những giai đoạn nặng hơn thì điều trị bằng laser võng mạc, nếu có những biến chứng nặng như xuất huyết trong mắt, bong võng mạc thì phải phẫu thuật.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ.
Khi nào phụ nữ không còn khả năng thụ thai? “Tuổi tôi đã khá cao, bây giờ mới sắp lập gia đình. Tôi rất lo lắng không biết mình còn khả năng có con không? Hơn nữa tôi đang điều trị đái tháo đường type 2, liệu có ảnh hưởng gì không?”
Tuổi sinh sản của người phụ nữ bắt đầu khi bé gái bước vào giai đoạn dậy thì và chấm dứt khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Điều đó có nghĩa là khả năng sinh sản không phụ thuộc tuổi tác mà phụ thuộc hoạt động của buồng trứng.
Có những người chưa đến 40 tuổi đã mãn kinh do suy buồng trứng sớm, khả năng sinh sản của người này chấm dứt mặc dù họ còn rất trẻ. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, có những người đã mãn kinh nhưng họ vẫn có thể mang thai nhờ xin được trứng của người khác và dùng nội tiết tố ngoại lai hỗ trợ trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm.
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có khả năng sinh con, nhưng có nguy cơ gây tiểu đường cho trẻ. Vì vậy, người mạ cần theo dõi sát lượng đường máu. Đặc biệt cần đo đường máu cho con ngay sau khi sinh.
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt cả bàn chân hay cẳng chân do biến chứng nhiễm trùng, hoại tử. Căn bệnh này khiến chân bạn vừa thiếu sự nuôi dưỡng, vừa mất cảm giác nên nếu không để ý, chúng sõ loét dần và khi bạn nhận ra thì đã quá muộn.
Các nguy cơ
Người mắc tiểu đường bị tổn thương đa dây thần kinh lan tỏa đến tận bàn tay, bàn chân, mà biểu hiện khởi đầu là cảm giác tê rần chân tay, đôi khi thấy quá nóng hoặc quá lạnh, châm chích... Nhiều người bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở chân nên khi bị một vết thương, có thể họ không nhận biết được.
Bệnh nhân tiểu đường còn dễ bị xơ cứng mạch máu, khiến sự tưới máu nuôi dưỡng ở những vùng xa như tay chân giảm đi; hậu quả là quá trình lành vết thương ở đây diễn ra rất chậm và khó khăn.
Trong tất cả các nguyên nhân trên, mất cảm giác là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến biến chứng loét bàn chân ở người bị tiểu đường. Do không còn cảm giác đau nên họ mất khả năng nhận biết và chăm sóc khi đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn, khiến vết thương ngày mụt nặng hơn. Thậm chí nhiều người còn không biết mình bị loét chân, cho đến khi mủ từ vết thương bục ra thâ'm qua giày dép. Những vết loét này là cơ hội cho sự nhiễm trùng.
Việc điều trị nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường là hết sức khó khăn, vì thường có 3-4 loại vi trùng, rất khó trị bởi những thuốc kháng sinh thông thường. Bệnh lý về mạch máu làm giảm sự nuôi dưỡng vết thương cũng khiến việc điều trị trở nên nan giải. Nếu không được quan tâm săn sóc đúng mức, chân sẽ bị hoại tử và phải cắt đi.
Cách chăm sóc đôi chân
Luôn luôn đi giày. Nếu đi chân không, bạn có thể đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn mà không hay biết. Nên mang giày có đế vững vàng và độ đàn hồi tốt, vừa chân, tránh bó hẹp. Một số chuyên gia lưu ý không nên mang sandal, guốc hay dép, và cần thay đổi giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ.
Khi đi giày phải luôn có tất: Mang tất là điều cần thiết, giúp tạo thêm một lớp đệm giữa giày và các mấu xương gồ lên của bàn chân, ngăn ngừa sự xây xát tạo ra vết thương gây nhiễm trùng. Tốt nhất nên dùng loại tất từ sợi vải hay sợi len. Cần thay đổi nhiều lần nếu bàn chân thường ra mồ hôi.
Luôn giữ vùng da bàn chân sạch sẽ: Da chính là hàng rào bảo vệ ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng. Để đảm bảo vệ sinh vùng da bàn chân, cần rửa nước ấm và xà phòng hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không được ngâm chân trong nước vì sẽ làm da mềm và bở, dễ gây trầy xước. Da khô là biểu hiện thường gặp của người bệnh đái tháo đường, cũng là yếu tố dễ làm bàn chân nứt nẻ, nhất là vùng gót. Các vết nứt nẻ này là nguy cơ của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Vùng da khô cần được bôi thuốc giữ ẩm. Hiện nay có một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng giữ ẩm cho vùng da khô như Bridge Heel Balm...
Phải quan tâm đến các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân: vết chai thường được tạo ra do sự ma sát giữa giày và bàn chân, hay gặp ở mu bàn chân. Còn các cục chai cứng thường có ở gan bàn chân do sự tì đè của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra các bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng. Để khắc phục, tốt nhất nên mang giày vừa chân. Khi đã có vết chai, cần cắt tỉa thường xuyên để ngăn ngừa bọng nước và nứt nỏ. Nếu đã xuất hiện những bọng nước, cần chú ý săn sóc để tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc chu đáo các vết loét bàn chân: Đôi khi, dù đã rất cố gắng phòng ngừa nhưng loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Việc chăm sóc chúng hết sức khó khăn. Muốn đạt hiệu quả tốt, bạn phải có kỹ thuật chuyên môn, kết hợp giữa điều trị nhiễm trùng thật tốt và can thiệp phẫu thuật kịp thời đối với các vết loét có nguy cơ gây hoại tử, viêm tủy xương... Một khi đã có vết loét xuất hiện, ngoài việc tự chăm sóc, bạn cần có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Hầu hết các vết loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường là do áp lực tì đè của cơ thể, làm cho vùng da chân bị phá vỡ, nứt nẻ... Muốn vết thương mau lành và tránh nặng thêm, cần loại trừ việc tạo áp lực lên vết thương. Tốt nhất người bệnh nên dùng nạng hay xe lăn khi di chuyển.
Chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước: Không được sử dụng bấm móng tay hay các dụng cụ sắc bén như dao, kéo để cắt móng, nên dùng dụng cụ dũa móng, tốt nhất là dùng loại dũa móng làm bằng giấy nhám, cần tư vấn bác sĩ và điều trị ngay tình trạng nấm móng hoặc móng không phát triển. Chăm sóc ngay các vết trầy xước bằng cách rửa nước ấm và xà phòng hoặc chất sát trùng, sau đó băng vô trùng che vết thương.
Đàn ông tiểu đường bị giảm testosterone
Theo một nghiên cứu mới đây thì những người đàn ông trên 45 tuổi bị tiểu đường thường có lượng testosterone trong cơ thể thấp hơn những người bình thường cùng lứa tuổi 2 lần.
Những người đàn ông bị thiếu testosterone sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương, cơ thể bị nhiều mỡ, giảm, khối lượng cơ, loãng xương cũng như là trầm cảm... Khoảng 56% những người tham gia bị tiểu đường và có lượng testosterone thấp cho biết khả năng tình dục của họ đã giảm đáng kể.
Đây không phải là một hiện tượng tự nhiên đối với cơ thể đàn ông. Nó không giống như hiện tượng mãn kinh ở phụ nữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tình dục. Testosterone còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng những người nào đang trong quá trình điều trị bổ sung testosterone phải cẩn thận kiểm soát lượng hormone này và làm sao cho tuyến tiền liệt không bị ảnh hưởng.
Bệnh tiểu đường gây liệt dương, vì sao?
Những biến chứng của đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh liệt dương ở nam giới.
Theo các số liệu thống kê, ở tuổi 70, cứ 10 người thì có một người mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (ta thường gọi là bệnh đái tháo đường type 2). Tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 tăng dần theo tuổi và lên đến khoảng 10% vào tuổi 70.
Bệnh thường bị chẩn đoán trễ trung bình khoảng 7 năm kể từ khi mắc. Đó là vì đái tháo đường không lệ thuộc insulin là một bệnh âm thầm, không có triệu chứng trong một thời gian dài. Vì vậy, khi chẩn đoán được bệnh, các biến chứng thường đã xảy ra và có đến 50% trường hợp bị tổn thương mạch máu lớn. Biến chứng ở mạch máu lớn bắt đầu từ giai đoạn không dung nạp glucose.
Tổn thương trên mạch máu do đái tháo đường gây ra
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Các tai biến mạch máu não, bệnh thiếu máu cục bộ tim và viêm động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-6 lần so với những người không bị đái tháo đường.
Các bệnh ở mạch máu lớn chiếm 50 - 80% số ca tử vong (3/4 các trường hợp là do bệnh mạch vành, 1/4 do tai biến mạch máu não hoặc viêm động mạch).
Tổn thương trên hệ thần kinh
Bệnh lý thần kinh cũng là một biến chứng thường gặp của đái tháo đường, tỷ lệ bệnh lý thần kinh lâm sàng ước tính vào khoảng 50% sau 25 năm diễn biến.
Những tổn thương này có thể là nguyên nhân gây mù lòa, bệnh lý tim mạch, kể cả tình trạng giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ và liệt dương ở nam giới.
Tại các nước châu á, có khoảng 100 triệu nam giới than phiền bị rối loạn cương dương vật (ED) ở những mức độ khác nhau.
- 52% ở lứa tuổi từ 40-70, tuổi trung bình hay gặp nhất là 48 tuổi.
- Tỷ lệ mắc bệnh ED ở Trung Quốc là 25%; Indonesia là 21%.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường là làm tổn thương các mạch máu, tổn thương dây thần kinh, khiến sự dẫn truyền thần kinh bị xáo trộn, làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, hậu quả là gây rối loạn cương dương vật và đưa đến liệt dương.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Những triệu chứng lâm sàng gợi ý đái tháo đường gồm:
Hội chứng uống nhiều - tiểu nhiều.
Nhiễm trùng tái diễn ngoài da hoặc ở bộ phận sinh dục.
Những biến chứng bệnh lý vi mạch, bệnh xơ vữa mạch máu giai đoạn sớm hoặc đã nặng.
Giảm thị lực, suy giảm chức năng tình dục, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, sức cương của dương vật không còn như trước, bất lực và dẫn đến tình trạng liệt dương tuyệt đối.
Điều trị bệnh
Có vài phương pháp để điều trị biến chứng của đái tháo đường gây liệt dương:
- Uống thuốc và dùng thuốc tại chỗ.
- Tiêm thuốc và dương vật.
- Giải phẫu mạch máu.
- Dùng dụng cụ bơm chân không.
Trong điều trị bệnh đái tháo đường, quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn hay làm chậm lại các biến chứng thần kinh, thận và mạch máu.
Bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi có nguy cơ gãy xương cao
Những bệnh nhân tiểu đường type 2 trong độ tuổi 70 có nguy cơ gãy xương cao hơn 60%, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học.
Nhiều người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thừa cân và người ta thường nghĩ rằng gãy xương chỉ là vấn đề xảy ra ở người gầy hoặc ở người già ốm yếu.
Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa đã cho thấy ý nghĩ đó là sai lầm: bệnh nhân tiểu đường type 2 trong độ tuổi 70 có nguy cơ gãy xương cao hơn 60%.
Cần tăng cường cảnh báo ở các bệnh nhân và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe rằng những người mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến tiểu đường có nguy cơ gãy xương cao hơn cho dù họ có khổ người lớn hơn.
Theo báo cáo của tài liệu lưu trữ về y học nội khoa, đặc trưng của bệnh nhân tiểu đường là có tỷ trọng xương cao hơn những người không mắc bệnh có nguy cơ gãy xương cao hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2.979 người từ 70-79 tuổi trong thời gian trung bình 4,5 năm và lưu ý những người bị gãy xương.
Khi bắt đầu nghiên cứu, tất cả những người này có thể dễ dàng đi dạo quãng đường 1/4 dặm và duy trì hoạt động này ngày qua ngày. Có 19% trong số này mắc bệnh tiểu đường. Những người này có khuynh hướng tăng cân hơn những người khác, và có nguy cơ gãy xương cao hơn 64%. Những ai có tiền sử bị ngã và đột quỵ cũng dễ bị gãy xương. Người mắc bệnh tiểu đường có thể tránh bị ngã bằng cách mang giày đế cao su và tránh uống các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị ngã. “Các bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi nên nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy
Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ mới đây cho biết những người trung niên và người già mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy gây chết người cao hơn.
Ba năm sau khi đưỢc chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, các bệnh nhân có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp 8 lần.Vì ung thư tuyến tụy là một loại ung thư ít có triệu chứng trên lâm sàng, do đó khi phát hiện ra thì thường đã ở giai đoạn muộn, khi nó đã tiến triển thuận lợi. Hơn nữa, trên 90% các trường hợp u tụy là ác tính. Do đó tiên lượng đối với một bệnh nhân ung thư tụy là rất xấu, đặc biệt trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường kết hợp.
Ung thư tuyến tụy gần như đã giết 32.000 người được chẩn đoán mắc nó tại Mỹ, trở thành căn bệnh ung thư gây tử vong cao thứ tư. Điều này một phần cũng do nó có rất ít triệu chứng trước khi đã phát triển thuận lợi.
Viêm nha chu: Biến chứng của tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, bởi nếu xem thường có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho sức khỏe. Như trường hợp bệnh nhân dưới đây: bệnh nhân H.T.B.T, 61 tuổi, đến viện trong tình trạng sưng đau vùng má phải, không ăn uống được, sốt cao, lên cơn lạnh run, tim đập nhanh, suy hô hấp.
Qua chẩn đoán, các bác sĩ tại Khoa cấp cứu ghi nhận bệnh nhân T. bị áp-xe quanh răng hàm dưới má phải. Trước đó 10 ngày, bà T. bị sưng đau má phải và đã tự dùng thuốc kháng sinh giảm đau nhưng bệnh càng diễn tiến nặng hơn. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện đường huyết lên đến 248 mg/lít và máu bị nhiễm độc từ vết loét trong miệng.
Bệnh nhân viêm nha chu trên cơ địa tiểu đường có thể tử vong do nhiễm độc máu cấp tính Đây là một trong những bệnh nhân đến điều trị nhiễm trùng răng miệng tại BV Răng Hàm Mặt được tình cờ phát hiện bệnh tiểu đường.
Để ngăn chặn tình trạng nhiễm độc máu cấp tính diễn tiến có thể gây tử vong, bệnh nhân T. đã được các bác sĩ tiến hành rạch tháo mủ nhanh, rửa oxy già vết loét. Đây là trường hợp nhiễm độc máu cấp tính trên cơ địa tiểu đường nhưng bệnh nhân không ý thức được mình bị bệnh. Trước đó, bệnh nhân không kiểm soát đường huyết nên tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nặng rất nhanh.
Trung bình mỗi tháng BV Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị cho 5 trường hợp nhiễm trùng răng miệng trên cơ địa tiểu đường, hầu hết đều ở giai đoạn nặng và được phát hiện tiểu đường tình cờ qua xét nghiệm máu.
Nguy cơ viêm nhiễm vùng miệng cao
Từ trước đến nay, những biến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường được ghi nhận là bệnh võng mạc ở mắt, suy thận, bệnh thần kinh, bệnh ở các mạch máu lớn, biến chứng bàn chân tiểu đường. Hiện nay y văn thế giới đã công nhận viêm loét trong miệng (cụ thể hơn là viêm nha chu) là biến chứng thứ sáu của bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 2,8 đến 3,4 lần người không bị tiểu đường, ở nhiều người, vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha chu có trong mảng bám và trong cao răng với số lượng lớn, chờ thời cơ để gây viêm nhiễm. Tuy nhiên trong trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc ở bệnh nhân tiểu đường, dù với số lượng nhỏ vi khuẩn vẫn có thể gây bệnh nặng, vết loét lan rộng nhanh chóng dễ dẫn đến tử vong do nhiễm độc máu.
Kliông những bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm nhiễm răng miệng, ngược lại nguy cơ mắc bệnh răng miệng cũng tác động đến việc kiểm soát đường huyết. Theo một khảo sát gần đây cho thấy, 7 trong 9 bệnh nhân tiểu đường sau khi được điều trị viêm nha chu thì đường huyết giảm đáng kể, có trường hợp đường huyết trở lại bình thường. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, cạo cao răng và làm láng chân răng, phẫu thuật nha chu và trám răng...
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư ruột kết
Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn so với những người khác. Các nhà khoa học khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên khám định kỳ sức khỏe đường ruột để sớm phát hiện bệnh.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết là do các thụ thể insulin cũng có trên các mô ruột kết. Nếu lượng insulin cao, nó sẽ tấn công niêm mạc ruột kết và dẫn tới những thay đổi có thể trở thành ung thư ruột kết.
Nghiên cứu cfmg cho rằng lượng đường trong máu cao, đặc trưng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường, cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư ruột kết.
Để có bằng chứng trực tiếp về mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và ung thư ruột kết, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 227.000 người trong vòng 6 năm, trong đó có khoảng.6% có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Sau khi điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, bệnh béo phì, rượu, thuốc lá và hoạt động thể chất, nhóm nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân tiểu đường dễ mắc mrg thư ruột kết cao hơn 40% so với người không mắc bệnh này. Những yếu tố nguy cơ khác là trên 50 tuổi, da trắng và hút thuốc lá.
Tiểu đường thai kỳ - Một biến chứng nguy hiểm
Trong thời kỳ mang thai, nguy cơ tai biến xảy ra nhiều nhất với những trường hợp bà mẹ có bệnh tiền sản giật, tim mạch hoặc tiểu đường. Trong khi bệnh tim mạch, tiền sản giật dễ phát hiện thì bệnh tiểu đường lại ít được chú ý.
Tiểu đường ở phụ nữ có thai có thể để lại hậu quả nặng nề.
Lấy chồng được 4 năm, chị Lan H. mới mang thai đứa con đầu lòng. Vì muộn con, chị H giữ gìn rất cẩn thận, chú ý từ miếng ăn, giấc ngủ sao cho thai nhi được phát triển tốt nhất. Nhưng phải cái vì chăm hơi quá nên chị lên cân khá nhanh.
Mang thai đến tuần thứ 30 thì chị bị đau bụng quằn quại. Gia đình vội đưa chị đến Bệnh viện Phụ sản, các bác sĩ kết luận: "Thai chết lưu".
Sau khi xét nghiệm đường huyết, chị mới biết mình bị tiểu đường thai nghén, mức đường huyết đã vượt ngưỡng thông thường tới 3 lần, 282 mg% trong khi đó trị số trung bình là 80-110mg%.
Có nhiều trường hợp, thai phụ không bị biến chứng thai chết lưu do tiểu đường thai nghén nhưng con sinh ra lại mang dị tật bẩm sinh nặng nề.
Trong quá trình mang thai, nếu đường huyết cao mà không được khống chế hiệu quả thì nguy cơ xảy ra những biến chứng đáng tiếc là rất lớn. Bệnh có thể gây tử vong cho chính thai phụ bởi sự chuyển hoá của toan hoặc các biến chứng khác của tiểu đường thai kỳ. Bệnh hay kèm với cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành.
Nguy hiểm hơn, tiểu đường thai kỳ không điều trị tốt có thể dẫn đến những nguy cơ nặng nề đối với thai nhi, nhất là với thai phụ đã có bệnh từ trước. Các trường hợp không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu trong bụng hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Tần suất trẻ dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ có đường huyết cao trong giai đoạn tạo cơ quan của phôi thai (5-8 tuần sau kỳ kinh cuối) cao gấp 8 lần bình thường; dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần.
Ngay cả trong các trường hợp đái tháo đường xuất hiện muộn trong thai kỳ, nguy cơ của thai nhi như sang chấn lúc sinh hay suy hô hấp... cũng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người mẹ dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai dễ chốt lưu. Con của thai phụ tiểu đường thai kỳ không được điều trị tốt thường rất nặng cân nhưng lại dễ bị suy hô hấp, chấn thương trong quá trình sinh, dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh lý. Biến chứng cấp tính có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh là hạ đường huyết sau đẻ.
Tiểu đường thai nghén ngày càng tăng
Các chuyên gia thai sản cho biết, tỷ lệ mắc tiểu đường ở sản phụ là khá cao và tình trạng đó ngày càng có dấu hiệu tăng. Có tới 4% số thai phụ mắc phải bệnh này.
Đối tượng có nguy cơ cao là những người béo phì, người có tiền sử đẻ con to hoặc gia đình từng có người bị tiểu đường. Những ai từng bị thai chết lưu, sảy thai cũng cần chú ý nếu có ý định mang thai.
Một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng thai phụ bị tiểu đường là do chế độ ăn. Nhiều người quan niệm ăn càng nhiều thai nhi càng phát triển nên dẫn đến thừa chất, lên cân quá nhiều. Khi đó, nguy cơ đường huyết cao là rất lớn nếu không kịp thời điều chỉnh chế độ ăn.
Biến chứng tim mạch của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh động mạch vành và đột quỵ. Có tới 80% các bệnh nhân đái tháo đường bị tử vong do nguyên nhân xơ vữa động mạch, so với khoảng 30% ở những người không bị đái tháo đường. Nguyên nhân chủ yếu là đái tháo đường đã làm thúc đẩy nhanh tiến trình tự nhiên của xơ vữa động mạch ở tất cả các nhóm bệnh nhân. Chụp động mạch vành cho thấy các bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương nhiều nhánh động mạch vành hơn, tổn thương lan tỏa, phức tạp hơn.
Các biến chứng thường gặp của ĐTĐ
Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường thuộc type 2, thường sau tuổi 40.
Cơ chế chuyển hóa của đái tháo đường type 2 là sự kết hợp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tế bào beta tuyến tụy.
Đề kháng insulin xuất hiện trước đái tháo đường type 2 khoảng 8-10 năm và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ này được gọi là Hội chứng chuyển hóa hay Hội chứng tim mạch rối loạn chuyển hóa. Rất nhiều bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa có biểu hiện suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose nhiều năm trước khi xuất hiện đái tháo đường.
Ngược lại với đái tháo đường type 2, đái tháo đường type 1 chỉ chiếm khoảng 10% các bệnh nhân đái tháo đường.
Nguyên nhân thường do hiện tượng miễn dịch làm phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy.
Đái tháo đường type 1 hay xuất hiện ở hai thời điểm là 4 tuổi và 13 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh đặc trưng là gây ra các biến chứng bệnh lý vi mạch (bệnh thận, bệnh võng mạc mắt) nhưng cũng có thể gây ra bệnh động mạch vành.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở các bệnh nhcln đái tháo đường cao gấp 3 lần so với những người không bị đái tháo đường.
Thêm vào đó, đái tháo đường làm tăng khả năng bị vữa xơ nặng hệ động mạch cảnh. Các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tổn thương não trầm trọng hơn khi bị thuyên tắc mạch do vữa xơ động mạch cảnh, trong khi các bệnh nhân không bị ĐTĐ có thể chỉ bị thiếu máu não thoáng qua.
Đái tháo đường type 2 và bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong không liên quan đến thời gian bệnh nhân mắc bệnh. Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch lên từ 2-4 lần khi so với những người không bị đái tháo đường.
Tỷ lệ này đặc biệt tăng cao ở các bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam.
Mức độ và thời gian bị tăng đường máu là các yếu tố nguy cơ quan trọng làm xuất hiện các biến chứng vi mạch ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1, nhưng trong đái tháo đường type 2 thì không thấy có sự liên quan giữa thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh với biến chứng vi mạch. Thậm chí với rối loạn dung nạp đường máu đã làm tăng nguy cơ tim mạch mặc dù chỉ tăng đường máu một cách tối thiểu.
Về mặt di truyền, những người có đề kháng insulin thì có thể xuất hiện đái tháo đường type 2. Một số yếu tố gây vữa xơ động mạch hay gặp cùng với đề kháng insulin làm khởi phát quá trình vữa xơ động mạch nhiều năm trước khi tăng đường máu biểu hiện trên lâm sàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa tăng insulin khi đói hay sau ăn với sự xuất hiện bệnh động mạch vành trong tương lai. Tuy nhiên sự liên quan này chỉ thấy ở những nam giới tuổi trung niên mà không thấy ở nữ giới.
Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh động mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ đường máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các biến chứng tim mạch khác.
Đái tháo đường type 1 và bệnh động mạch vành
Các yếu tố nguy cơ tim mạch có sự liên quan với mức độ tăng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, làm tỷ lệ tử vong do bệnh tăng lên sau tuổi 30. Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 tăng lên một cách đáng kể, và 1/3 số bệnh nhân này sẽ bị tử vong do bệnh động mạch vành ở độ tuổi 55. Tác dụng bảo vệ của các hormon sinh dục nữ ở độ tuổi chưa mãn kinh cũng không thấy ở những phụ nữ bị đái tháo đường type 1.
Bệnh thận do đái tháo đường làm tăng rõ rệt tỷ lệ bị bệnh động mạch vành. Bệnh thận do đái tháo đường đưỢc xác định là tiểu đạm, giảm mức lọc cầu thận và tăng huyết áp. Các bệnh nhân tiểu đạm được chia làm 2 nhóm: Những người có đạm niệu (tiểu ra 300mg/ngày) và những người vi đạm niệu (tiểu ra 30-300 mg/ngày). Sự xuất hiện đạm niệu làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch lên gần 10 lần so với các bệnh nhân không có tiểu đạm. Nguy cơ xuất hiện bệnh động mạch vành tăng gấp 15 lần ở các bệnh nhân có tiểu đạm so với các bệnh nhân không có bệnh thận do đái tháo đường. Vì nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành đã được chứng minh ở cả 2 nhóm bệnh nhân tiểu đạm và vi đạm niệu, do vậy cần kiểm tra đạm niệu định kỳ cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, do vậy muốn kiểm soát tôd đái tháo đường, không chỉ kiểm tra đường huyết thường xuyên mà còn kiểm tra định kỳ huyết áp, lipid máu, xét nghiệm nước tiểu... Việc điều trị những biến chứng này phải kết hợp tốt với điều trị bệnh đái tháo đường.
Nguy cơ khi tập luyện ở người đái tháo đường
Duy trì hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật, nâng cao tuổi thọ. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là type 2, tập luyện là yếu tố giúp cho cơ thể cải thiện rất nhiều tình trạng bệnh tật, nhưng bên cạnh đó cũng có những vấn đề xảy ra khi luyện tập mà người bệnh cần chú ý.
Những lợi ích từ tập luyện
Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập luyện. Người ta thấy rằng nếu tập đều đặn có thể cải thiện mức cân bằng lượng đường trong một thời gian dài và kiểm soát mức đường hàng ngày.
Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hàng ngày có thể đưỢc giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường type 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người bệnh.
Tập luyện cũng làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Nguy cơ biến chứng tim mạch ở những bệnh nhân này là rất cao nhưng luyện tập thể thao có thể hạn chế tôt những biến chứng này vì hạn chế được tăng huyết áp, giảm được cholesterol có hại, cải thiện chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ, làm tăng khả năng co bóp tống máu của cơ tim, duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp. Quá trình tập luyện còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress. Tập thể dục đều đặn còn có tác dụng cao hơn đối với người có chế độ ăn với lượng calo vừa phải, nhưng sẽ ít hoặc không có tác dụng nếu bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng với lượng calo thấp (khoảng 600- 800kcal/ngày).
Các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi tập thể dục
- Thường gặp và nguy hiểm nhất là hiện tượng hạ đường máu quá thấp, xảy ra ở những bệnh nhân điều trị insulin hoặc dùng thuốc hạ đường máu loại Sulfamide. Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện đói, rmi tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê... giống như hạ đường máu do điều trị insulin hoặc thuốc Sulfamide quá liều. Cơn hạ đường máu có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đang tập, hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường type 1, nguy cơ này có thể xảy ra rất muộn, sau thời điểm tập 6-15 giờ, thậm chí tới 24 giờ nếu bệnh nhân tập nặng và lâu.
- Ngược lại, một số bệnh nhân khi tập nặng lại có thể bị tăng đường máu trong vòng vài giờ sau khi tập. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 có cơn tăng đường máu kiểu này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm toàn cơ thể.
- Tăng các biến chứng tim mạch như gây cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí nhồi máu cơ tim. Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trong đó có những loại loạn nhịp nguy hiểm, nhồi máu cơ tim nặng có thể bị đột tử.
- Làm trầm trọng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như:
+ Gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3 (có tăng sinh mạch máu). Hậu quả là gây mù hoàn toàn.
+ Làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây nên.
+ Đối với những người béo phì hoặc lớn tuổi bị thoái hóa khớp, việc tăng cường vận động thể lực có thể làm tổn thương khớp trầm trọng. Ngoài ra có thể gây tổn thương mô mềm.
+ Những bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh tự động có thể không được phép tăng mức vận động, do tim và hệ tuần hoàn không tăng hoạt động tương ứng. Người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi và bị mất nước trong quá trình luyện tập.
Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện.
Tập luyện như thế nào là phù hợp?
Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện.
Một số người lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc mệt. Do vậy bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hàng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút.
Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Luyện yoga cũng rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu chóng mặt hoa mắt cần ngừng tập ngay lập tức, điều này đặc biệt chú ý đối với người già, người có các bệnh mạn tính đi kèm khác.
Hàng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp. Những người mới mắc bệnh hay bệnh được kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ...
Bên cạnh tập luyện, người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh của mình.
Hôn mê do hạ đường huyết
Một bệnh nhân cho biết:
Tôi bị bệnh đái tháo đường type 2 vài năm nay, thỉnh thoảng có xảy ra tình trạng choáng ngất, vã mồ hôi. Xin bác sĩ cho biết tình trạng này là gì và phải phòng bệnh như thế nào?
Tình trạng của bệnh nhân trên là biểu hiện của hôn mê do hạ đường huyết, nguyên nhân thường do mắc sai lầm trong điều trị, do dùng thuốc hạ đường huyết quá nhiều, đó là insulin hay sulfamid, hoặc là giai đoạn đầu của đái tháo đường, đường huyết chưa ổn định. Đây là biến chứng nặng nhất của đái tháo đường. Đặc biệt nếu người bệnh đái tháo đường nhịn ăn quá mức, hoạt động thể lực nhiều, có kèm theo bệnh suy thận, bệnh tim mạch (dùng thuốc chẹn beta và giãn mạch vành). Càng nguy hiểm hơn nếu có bệnh dạ dày, bệnh nội tiết.
Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết như mệt mỏi, hoa mắt, vã mồ hôi... phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc (200ml) nước đường, để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đối với người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết nên sử dụng dung dịch ngọt ưu trương 30% ngay từ khi có nghi ngờ hạ đường huyết, đặc biệt trước một rối loạn thần kinh cấp xảy ra trên bệnh nhân đang đưỢc điều trị bằng insulin hoặc Sulfamide . Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 - 15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự).
Để phòng bệnh, chị không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, không nên quá nóng vội mà dùng quá liều insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên ở người đái tháo đường, vấn đề quan trọng là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.