Béo phì liên quan đến các tác dụng phụ ở trẻ em mắc bệnh bạch cầu
Hiện nay, đối với trẻ em bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL), béo phì có liên quan đến nguy cơ tăng các tác dụng phụ trong quá trình hóa trị định kỳ, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Pediatric Blood & Cancer số ra tháng 2.
Chelsea K. Meenan, từ Đại học Pittsburgh, cùng với các đồng nghiệp đã đánh giá 155 bệnh nhân ALL được chẩn đoán tại một trung tâm duy nhất từ năm 2006 đến 2012 xảy ra các tác dụng phụ. Qua đó, các tác giả đã so sánh tỷ lệ bệnh nhân béo phì và bệnh nhân không béo phì gặp phải các tác dụng phụ.
Và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng trong các phân tích:
- Tình trạng tăng huyết áp (17,5% so với 6,1% - tỷ lệ chênh lệch là 3,27), còn tình trạng tăng đường huyết cần insulin (25,0% so với 11,3% - tỷ lệ chênh lệch là 2,62) xảy ra thường xuyên hơn ở bệnh nhân béo phì.
- Còn đối với các trường hợp bị tái phát nhiễm trùng (tỷ lệ mới là 1,64) và nhập viện khi tái phát sốt do giảm bạch cầu (tỷ lệ mắc phải là 1,53) cao hơn ở bệnh nhân béo phì.
- Từ đó, các nhà nghiên cứu tin rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, tăng đường huyết cần insulin và giảm bạch cầu do sốt sau khi tính đến độ tuổi và tình trạng nguy cơ của Viện Ung thư Quốc gia (tỷ lệ chênh lệch, lần lượt là 3,90, 3,92 và 2,92).
Ở trẻ em béo phì với bệnh ALL đại diện cho một nhóm bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng xấu do những bệnh khác liên quan tới điều trị, các tác giả chia sẻ. Vì thế việc kiểm soát tốt các tác dụng và bắt đầu giám sát có thể giảm thiểu rủi ro ở nhóm bệnh nhân khác biệt này.