Bệnh Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Bệnh Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Bệnh xung huyết hang vị dạ dày là gì?

Xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc ở vùng hang vị dạ dày bị viêm hay loét, các mạch máu ở vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Các triệu chứng xung huyết hang vị dạ dày thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hoặc các chất kích thích như cà phê, ớt...

Tình trạng niêm mạc ở vùng hang vị dạ dày bị viêm hay loét.

Tình trạng niêm mạc ở vùng hang vị dạ dày bị viêm hay loét.

Bệnh Xung huyết hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra bệnh xung huyết hang vị dạ dày là gì?

 

Chế độ ăn không đúng giờ, sử dụng quá nhiều đô ăn chua, cay, đồ ăn nhiều chất béo hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

Những người sử dụng nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn cũng rất dễ mắc bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Dùng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.

Tình trạng căng thẳng kéo dài, một số bệnh lý liên quan đến nội tiết, nhiễm khuẩn Hp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm hang vị dạ dày xung huyết.

Chế độ ăn không đúng giờ, sử dụng quá nhiều đô ăn chua, cay, béo.w

Chế độ ăn không đúng giờ, sử dụng quá nhiều đô ăn chua, cay, béo.w

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh xung huyết hang vị dạ dày là gì? 

Xung huyết hang vị dạ dày thường có những triệu chứng phổ biến như sau:

- Đau thượng vị:

Tùy theo mỗi đối tượng có thể có những cơn đau với cường độ khác nhau. Có người chỉ bị những cơn đau nhẹ nhưng kéo dài, người thì thấy đau thắt, cảm giác cồn cào trong bụng hay có trường hợp vì bị đau quằn quại, dữ dội. Những cơn đau bụng này thường xuất hiện thất thường.

- Chướng bụng gây buồn nôn:

Khi bộ phận hang vị bị viêm, xung huyết khiến hoạt dộng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, phần lớn thức ăn không được phân giải, ứ đọng gây buồn nôn và có khi bị trào ngược dạ dày.

- Da dẻ xanh xao hoặc chuyển xám:

Đây là hậu quả của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng thời gian dài. Viêm hang vị khiến chức năng dạ dày suy giảm, chất dinh dưỡng không được chuyển hóa đủ. Cơ thể tiều tụy thấy rõ, cân nặng giảm sút, làm việc không hiệu quả.

- Một số triệu chứng khác của bệnh:

Sẽ gặp phải như bị ợ chua làm rát ngực và cổ, đầy khơi chướng bụng khó chịu, ợ hơi liên tục.

Tùy theo mỗi đối tượng có thể có những cơn đau với cường độ khác nhau.

Tùy theo mỗi đối tượng có thể có những cơn đau với cường độ khác nhau.

Cách điều trị bệnh xung huyết hang vị dạ dày

- Để điều trị thành công căn bệnh trên, trước tiên cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Khi có các biểu hiện của bệnh, người bệnh nên đi khám ở bệnh viện. Sau khi được chẩn đoán và kê đơn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ. Không được bỏ thuốc giữa chừng hoặc tự ý thay đổi hướng điều trị của bác sĩ. Nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, bệnh không khỏi dứt điểm và dễ tái phát.

- Vấn đề ăn uống và sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng, góp phần nhanh chóng thúc đẩy thành công trong điều trị bệnh. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Không nên bỏ bữa hay để bụng quá đói hay quá no. Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Khi cơn đau xuất hiện người bệnh có thể sử dụng một ly sữa. Hạn chế những thức ăn có hại cho dạ dày như đồ ăn chua cay, nóng, các loại thực phẩm giàu chất béo khó tiêu, thực phẩm gây đầy hơi... Thường xuyên tập thể dục và thư giãn tinh thần, giảm thiểu căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.

Tap[65 thể dục thường xuyên.

Tap[65 thể dục thường xuyên.

Phòng chống bệnh xung huyết hang vị dạ dày

- Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

- Một tuần nên ăn 1 hoặc 2 bữa cháo hoặc súp để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

- Không uống bia rượu, đồ uống có gas, có cồn.

- Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.

- Không ăn đồ ăn chua: Dấm ăn, các loại trái cây chua như chanh, cóc, xoài xanh,..

- Không ăn các thức ăn còn sống: Các loại gỏi, các món nộm,...

- Không ăn các đồ ăn chứa các loại gia vị cay như: Ớt, hạt tiêu,...

- Không ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...