Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản

Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quản là một căn bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến. Căn bệnh này gây viêm và tắc nghẽn trong đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do một loại virus và thời gian cao điểm của bệnh thường diễn ra trong những tháng mùa đông.

Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh này tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như ho, thở khò khè và đôi khi khó thở có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.

Hầu hết trẻ em bị viêm tiểu phế quản có thể hồi phục được sức khỏe khi được chăm sóc tại nhà, tuy nhiên rất ít trường hợp phải nhập viện chỉ khi nào xảy ra các biến chứng nặng như:

  • Da hoặc môi tái xanh (chứng xanh tím) do thiếu oxy.
  • Ngưng thở. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu tiên trong đời.
  • Mất nước.
  • Nồng độ oxy thấp và suy hô hấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là bởi nhiễm virus. Loại virus này cùng loại với virus cúm. Ngoài ra nguyên nhân thường thấy gây viêm tiểu phế quản mạn tính lại là do hút thuốc lá hoặc là do ô nhiễm không khí, bụi hay là khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản đã được nêu ở trên tuy nhiên các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng.
  • Sinh non.
  • Có bệnh tim hoặc phổi tiềm ẩn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Không bú sữa mẹ: Khi bú sữa mẹ, bé sẽ nhận được miễn dịch từ người mẹ.
  • Tiếp xúc với nhiều trẻ em, chẳng hạn như trong một cơ sở chăm sóc trẻ em.
  • Sống trong môi trường đông đúc.
  • Tiếp xúc với người nhiễm virus.

Những triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của viêm tiểu phế quản bao gồm:

  • Sổ mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Sốt nhẹ (không thường xuyên).
  • Khó thở.
  • Khò khè.
  • Viêm tai (viêm tai giữa) ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu sau đây cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Nôn.
  • Khò khè.
  • Thở rất nhanh - hơn 60 lần một phút.
  • Thở mệt nhọc - ngực rút lõm khi hít thở.
  • Chậm chạp hoặc hôn mê.
  • Không uống đủ nước hoặc thở quá nhanh không thể ăn uống.
  • Da tái xanh, đặc biệt là môi và móng tay.

Những phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản như thế nào?

Cho đến nay, các triệu chứng của căn bệnh này có thể được kiểm soát tại nhà như cho trẻ uống nhiều nước. Đối với trẻ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi nên sử dụng ống hút để hút bỏ chất nhầy. Ngoài ra, thuốc hạ sốt (chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen) có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 2 tuổi vì dẫn tới nguy cơ trẻ mắc hội chứng Reye. Lưu ý rằng không nên tự mua thuốc ho và thuốc cảm để dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản nếu trẻ có dấu hiệu của dị ứng. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải ở lại bệnh viện hoặc thở oxy.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...