Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp - Thấp Khớp

Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp - Thấp Khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp - thấp khớp là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn tự miễn của cơ thể. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng tình trạng trên thường khá hiếm xảy ra.

Bàn tay bị biến dạng khi bị viêm khớp dạng thấp hay thấp khop81.

Bàn tay bị biến dạng khi bị viêm khớp dạng thấp hay thấp khop81.

Ngoài ra bệnh Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng đối tượng thường bị nhất là 30 - 50 tuổi. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp - thấp khớp là gì?

Nguyên nhân gây ra căn bệnh trên bởi nhiều yếu tố gây nên nhưng tình trạng viêm không đặc hiệu, mãn tính. Màng hoạt dịch khớp ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng. Các cơn đau này thường kéo dài theo thành từng đợt, có xu hướng tăng dần. Dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động của khớp. Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp:

Nguyên nhân dẫn đếm viêm khớp - thấp khớp rất đa dạng.

Nguyên nhân dẫn đếm viêm khớp - thấp khớp rất đa dạng.

- Tác nhân gây bệnh:

Có thể do virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

- Yếu tố cơ địa:

Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70 - 80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60 - 70% gặp ở người trên 30 tuổi).

- Yếu tố di truyền:

Viêm đa khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (Gặp 60 -70% bệnh nhân có yếu tố này, chỉ 30% là ở cộng đồng).

- Các yếu tố bên ngoài:

Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp - thấp khớp là gì?

Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Luôn luôn có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Sau một thời gian dài, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính hay biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế. Sau đây là các triệu chứng thường thấy ở căn bệnh trên:

Triệu chứng phổ biến là các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên.

Triệu chứng phổ biến là các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên.

- Cứng khớp: Xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, làm hạn chế sự vận động của các khớp.

- Sưng khớp: Sưng phù hoặc có tụ dịch.

- Nóng: Vùng da vị viêm khớp nóng hơn các vùng da bình thường.

- Đỏ: Vùng da bị viêm khớp có thể có màu đỏ hơn vùng da xung quanh.

- Đau: Đau các khớp bị viêm.

- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược,...

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp - thấp khớp

Viêm khớp dạng thấp được liệt vào danh sách những bệnh khó chữa, song có thể phòng ngừa bằng việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời kết hợp với việc vận động, tập thể dục, sinh hoạt đúng cách.

Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như naproxen và ibuprofen sẽ được chỉ định cho bạn để giảm đau và sưng. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở khớp. Các loại thuốc DMARD phổ biến bao gồm methotrexate (Trexall), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).

Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như naproxen và ibuprofen.

Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như naproxen và ibuprofen.

Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên tập tập vật lý trị liệu và các bài tập đặc biệt như ngâm nước nóng, chiếu đèn nhiệt 250 watt làm ấm khớp, miếng dán nóng và trị liệu giảm đau bằng thủy lực để hỗ trợ điều trị viêm khớp và hồi phục sau điều trị.

Nếu thuốc không ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau và khôi phục khả năng sử dụng khớp của bạn. Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

- Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn:

Ở phẫu thuật này bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo.

- Phẫu thuật sửa chữa gân:

Phẫu thuật này sẽ giúp sửa chữa các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm và tổn thương ở khớp.

- Phẫu thuật chỉnh trục:

Thường được tiến hành nhằm làm ổn định hoặc giảm đau nếu phẫu thuật thay thế khớp không thể thực hiện được.

Phòng chống viêm khớp dạng thấp - thấp khớp

Uống đủ nước, căng duỗi cơ và thường xuyên vận động.

Uống đủ nước, căng duỗi cơ và thường xuyên vận động.

- Uống đủ nước.

- Thường xuyên vận động.

- Ngăn ngừa và điều trị chấn thương.

- Căng duỗi.

- Chế độ ăn uống hợp lý.

- Hạn chế mang vác những vật nặng.

- Hạn chế căng thẳng.

- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...