Bệnh Viêm Gan B

Bệnh Viêm Gan B

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV- Hepatitis B virus) gây ra và tấn công lá gan. Virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Viêm gan B có hai dạng:

- Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Bệnh đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính.

- Viêm gan B mãn tính xảy ra dài hạn, khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B là gì?

Lây truyền qua đường máu: 

- Khi dùng chung dụng cụ dính máu của người bệnh như dụng cụ y tế không khử trùng tốt, châm cứu, xỏ tai, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay... Virus HBV sống rất lâu, thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày nên nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm viêm gan B là rất cao.  

Lây truyền từ mẹ sang con: 

- Nếu người mẹ nhiễm virus HBV thì nguy cơ truyền bệnh cho con rất cao. Cụ thể, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm chỉ khoảng 1%. Người mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì sẽ tăng lên 10% và sẽ lên đến 60 – 70% khả năng lây nhiễm nếu như người mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối cùng. Nguy cơ lây từ mẹ sang con sẽ ở mức cao nhất là 90% nếu sau khi sinh mà không có bất cứ biện pháp nào bảo vệ đứa bé.

Lây truyền qua đường tình dục: 

- Việc quan hệ tình dùng không an toàn, không có biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su cũng sẽ bị lây nhiễm từ người mang bệnh.

Cần lưu ý: 

- Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp (hơi thở, hắt hơi...), tiêu hóa (ăn uống) và tiếp xúc bình thường như nhiều người lầm tưởng.

Triệu chứng bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng, dưới đây là một số triệu chứng viêm gan B thường gặp:

- Cơ thể mệt mỏi:

Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, bệnh nhân đôi lúc cảm thấy mệt như không còn hơi sức, nói lặp đi lặp lại, chán ăn, lười vận động,...Đây là triệu chứng khá thường gặp của người mắc viêm gan B.

- Sốt:

Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện tượng sốt nhẹ. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do khi virus tấn công làm tổn thương gan, khiến gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu làm cơ thể bị sốt.

- Rối loạn tiêu hóa:

Những người bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, một số người thấy bụng chướng...

- Vàng da triệu chứng báo hiệu viêm gan B:

Vàng da là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là bệnh gan đã ở mức nghiêm trọng, cần đi khám ngay.

- Xuất huyết dưới da:

Khi thấy có triệu chứng xuất hiện da bị ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.

Cách điều trị bệnh viêm gan B

 

Người bệnh nên gặp bác sĩ ngay sau khi bị phơi nhiễm virus viêm gan B để được tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B và có thể giúp bảo vệ người bệnh ngăn chặn sự phát triển của virus viêm gan B. Nếu không được tiêm huyết thanh kịp thời người bệnh có thể bị viêm gan B cấp tính hoặc mãn tính.

Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào việc người bệnh bị loại viêm gan nào:

Viêm gan B cấp tính

- Người bệnh có thể không cần chữa trị, bệnh có thể tự khỏi.

- Bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại nhà và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi hợp lý từ 1 tới 4 tuần sau khi chẩn đoán bệnh sẽ có ích cho việc phục hồi bệnh. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc thân mật với người khác, có chế độ ăn nên cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể.

- Ngoài ra, trong 2 tuần từ khi người bị viêm gan B nhiễm bệnh, cần phải tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B cho những người có quan hệ mật thiết với người bệnh.

Viêm gan B mãn tính

- Các loại thuốc kháng virus như lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude) có thể giúp chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng.

- Interferon alfa-2b (Intron A): Đây là một phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra để chống lại sự nhiễm trùng. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua quá trình điều trị lâu dài, hoặc phụ nữ muốn mang thai.

- Ghép gan: Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này nếu gan bạn đã bị tổn hại quá nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.

Phòng chống bệnh viêm gan B

- Hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, thức khuya.

- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất bảo quản để tránh tăng áp lực cho gan. 

- Tập luyện thể dục thể thao điều độ.

- Sử dụng các thuốc tây chuyển hóa tại gan như paracetamol cần hỏi ý kiến bác sỹ. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...