Bệnh Viêm Gân

Bệnh Viêm Gân

Bệnh viêm gân là gì?

Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi...

Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...

Viêm gân không loại trừ bất cứ vị trí nào và có thể bị viêm một gân hoặc nhiều gân nhưng hay xảy ra trên những gân bao quanh các khớp xương, cơ phải vận động nhiều như bánh chè (viêm gân bánh chè), gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu)...

Nếu viêm gân nghiêm trọng và dẫn đến rách gân, có thể cần phải phẫu thuật sửa chữa. Nhưng hầu hết các trường hợp viêm gân có thể được điều trị thành công với nghỉ ngơi cùng các thuốc giảm đau và giảm viêm.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gân

Viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính là do hoạt động thể thao quá nhiều.

Thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của một động tác, đó là yếu tố khởi động quá trình viêm gân. Sự co gân mạnh có thể sau những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng... Hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu như dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy,...

Mặc dù viêm gân có thể là do chấn thương đột ngột, nhưng tình trạng này cũng có thể do sự lặp đi lặp lại một hoạt động trong thời gian dài. Hầu hết người mắc bệnh viêm gân do công việc hoặc sở thích của họ liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cho các dây chằng thực hiện nhiệm vụ cần thiết bị tổn thương.

Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối,...

Ngoài ra khi con người già đi, gân sẽ kém linh hoạt hơn, điều này khiến gân dễ bị tổn thương.

Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh viêm gân

Có thể nhận thấy triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị bệnh chính là đau. Thường thì những cơn đau nằm ở vị trí trước gối nơi gân bị viêm và có những đặc điểm sau:

- Ngày càng tăng dần, âm ỉ, có khi là đau kinh khủng.

- Đau tập trung.

- Đau có tính chất chu kỳ, đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên.

- Ngoài ra tiến triển của bệnh có thể nhiều tháng. Không những thế Viêm gân có thể tiến triển theo hướng khỏi tự nhiên, hoặc trở thành mãn tính. Có những trường hợp đứt gân do viêm đó là những biến chứng tuy hiếm nhưng rất nặng và có thể hay gặp như đứt gân bánh chè hay đứt gân cơ tứ đầu. Triệu chứng khi đó biểu hiện bằng đau tăng đột ngột sau một cú nhảy.... đồng thời mất hoàn toàn chức năng vận động của cơ.

Cách điều trị bệnh viêm Gân

1. Nghỉ ngơi

- Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định cho nghỉ phù hợp với thời gian đau. Để giảm bớt gánh nặng cho gân, ngoài ra phải dùng nạng để đi lại, có khi phải dùng cả nẹp gối có khớp vận động để cố định gối.

2. Điều trị thuốc

- Điều trị các thuốc chống viêm giảm đau, không cortisone, có tác dụng hữu hiệu lên gân cơ tứ đầu và gân bánh chè. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc trong những trường hợp cấp tính hoặc mãn tính. Sử dụng thuốc ở các dạng khác nhau như viên, gel, hay kem bôi bên ngoài,...

- Điều trị tiêm thuốc bằng nhiều mũi nhỏ kết quả không ổn định. Người ta thường phải phối hợp thuốc chống viêm, thuốc giãn mạch và thuốc tê. Phần lớn các trường hợp lại cho kết quả tốt.

3. Phục hồi chức năng

- Là một trong những điều trị quan trọng của viêm gân. Biện pháp vật lý trị liệu (siêu âm, sóng ngắn, laser,...) xoa bóp, tăng vận động cơ, kéo dài cơ cũng có tác dụng tốt.

4. Điều trị phẫu thuật

- Rất ít khi cần. Chỉ định trong trường hợp thất bại khi điều trị nội khoa kéo dài không kết quả. Đặc biệt là đau kéo dài và cản trở hoạt động thể thao.

Phòng chống bệnh Viêm Gân

- Tránh hoạt động quá mức: Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức đến dây chằng, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau khi hoạt động, dừng hoạt động cụ thể, tập thể dục và nghỉ ngơi.

- Thay đổi thói quen: Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây đau, đặc biệt hay bị các cơn đau liên tục, hãy sử dụng cách khác để thay đổi các hoạt động do tập thể dục hoặc những hoạt động gây hại này bằng những hoạt động hợp lý hơn, phù hợp với bản thân mỗi người.

- Cải thiện kỹ thuật và chú ý an toàn trong luyện tập thể thao: Nếu kĩ thuật của bạn trong một hoạt động hay tập thể dục là sai, có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về gân. Nên học tập hoặc nhận sự hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.

- Căng cơ: Trước khi tập thể dục bạn nên khởi động và căng tối đa phạm vi chuyển động của khớp. Điều này giúp giảm thiểu chấn thương ở các mô. Thời gian tốt nhất để căng cơ là sau khi khởi động, khi cơ bắp đang nóng lên.

- Sử dụng nơi làm việc thích hợp: Nơi làm việc phải được đánh giá đúng công năng. Phụ kiện làm việc là điều cần thiết để đảm bảo không có dây chằng bị ép hoặc quá tải liên tục.

- Chuẩn bị cơ bắp: Tăng cường cơ bắp trong hoạt động thể thao có thể giúp chúng tốt hơn và chịu được áp lực tải trọng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...