Bệnh Viêm Động Mạch Takayasu
Bệnh viêm động mạch Takayasu là gì?
Bệnh viêm động mạch Takayasu (tên tiếng Anh là Takayasu’s arteritis) đây là bệnh viêm mạch máu hiếm gặp. Trong bệnh viêm mạch máu Takayasu, viêm gây ảnh hưởng đến động mạch chủ - động mạch lớn mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể - và các nhánh chính của nó.
Đây là bệnh viêm mạch máu hiếm gặp.
Bình thường, tim có 4 buồng, gồm 2 buồng ở tầng trên và 2 buồng ở tầng dưới. Tâm nhĩ phải và trái nằm ở tầng trên có nhiệm vụ nhận máu về. Các buồng tim ở dưới, tâm thất phải và trái có lớp cơ dày hơn, bơm máu ra khỏi tim. Các van tim có vai trò “cửa ra vào”, giúp điều hòa lưu thông máu đúng chiều.
Bệnh có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch hoặc hẹp lòng động mạch (stenosis) hoặc làm giãn bất thường động mạch - phình mạch (aneurysms). Bệnh viêm động mạch Takayasu cũng có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm động mạch Takayasu là gì?
Trong bệnh viêm động mạch Takayasu, động mạch chủ và các động mạch chính bao gồm các động mạch đi đến đầu và thận bị viêm. Sau một thời gian tình trạng viêm gây rối loạn ở động mạch, làm chúng bị dày lên, hẹp hoặc hóa sẹo.
Hiện nay, vẫn chưa thể biết được điều gì dẫn tới tình trạng viêm của bệnh. Tình trạng này có thể là một bệnh miễn dịch mà trong đó hệ dịch của chính cơ thể vô tình tấn công các động mạch. Bệnh có thể khởi phát do virus hoặc bệnh nhiễm trùng khác.
Ngoài ra các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm động mạch Takayasu bao gồm:
Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi 10 đến 40 tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất ở Châu Á. Đôi khi bệnh xảy ra giữa những người trong gia đình.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh viêm động mạch Takayasu là gì?
Các triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu thường xảy ra ở 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy:
- Mệt mỏi.
- Sụt cân ngoài ý muốn.
- Đau cơ hoặc đau khớp.
- Sốt nhẹ.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng biểu hiện các triệu chứng sớm. Tình trạng viêm có thể phá hủy động mạch trong nhiều năm trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy rất mệt mỏi.
Giai đoạn 2
Các triệu chứng giai đoạn hai bắt đầu xuất hiện khi viêm đã gây ra hẹp lòng động mạch. Tại thời điểm này, có ít máu, oxy và chất dinh dưỡng được đưa đến các cơ quan và mô. Các triệu chứng bao gồm:
- Yếu hoặc đau tay chân.
- Hoa mắt, chóng mặt, hoặc ngất.
- Đau đầu.
- Khó khăn trong việc ghi nhớ.
- Khó khăn trong việc nghĩ.
- Khó thở.
- Rối loạn thị giác.
- Tăng huyết áp.
- Sự khác biệt huyết áp giữa hai cánh tay.
- Mạch giảm.
- Thiếu máu.
- Đau ngực.
- Nghe tiếng rù động mạch khi khám với ống nghe.
Cách điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và ngăn ngừa các ảnh hưởng gây hại cho mạch máu. Bệnh đôi khi có thể khó chữa trị vì ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm nhưng chúng vẫn còn hoạt động. Hơn nữa, sau một thời gian, các tổn hại không thể hồi phục có thể xảy ra.
Mặt khác, nếu ngươi bệnh không có các dấu hiệu và triệu chứng hoặc các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh không cần phải điều trị. Sau đây các phương pháp điều trị của căn bệnh trên bao gồm:
Thuốc
Người bệnh nên tham khảo với bác sĩ về thuốc hoặc các thuốc kết hợp mà người bệnh có thể chọn và các tác dụng phụ có thể có là gì. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm: Người bệnh có khả năng phải uống thuốc trong thời gian dài. Sau tháng đầu bác sĩ có thể giảm liều, nhưng đôi khi có một vài triệu chứng có thể tái phát.
- Các thuốc ức chế miễn dịch: Một số thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm viêm mạch máu khi kết hợp với thuốc kháng viêm. Nhưng với loại thuốc trên thì tác dụng phụ thường xảy ra nhất là tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: Một số thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Nhưng với loại thuốc trên thì tác dụng phụ thường xảy ra nhất là tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh nên tham khảo với bác sĩ về thuốc điều trị.
Phẫu thuật
Nếu các động mạch bị hẹp nặng hoặc bị tắc, người bệnh có thể được yêu cầu cần được phẫu thuật. Điều này giúp cải thiện triệu chứng như giảm huyết áp và giảm đau ngực. Trong một số trường hợp, hẹp hoặc tắc động mạch có thể bị tái lại và đòi hỏi phẫu thuật lần hai. Nếu người bệnh bị phình động mạch, phẫu thuật là cần thiết để ngăn chúng bị vỡ. Các phẫu thuật tốt nhất nên được thực hiện khi tình trạng viêm đã giảm.
- Phẫu thuật bắc cầu: Một động mạch hoặc tĩnh mạch được lấy ra từ một phần khác của cơ thể và gắn với động mạch bị chặn, cung cấp một đường vòng cho máu chảy qua.
- Nong mạch dưới da: Một quả bóng nhỏ được luồn qua mạch máu và thành động mạch bị ảnh hưởng. Khi ở đúng vị trí, bóng được bơm để mở rộng các khu vực bị chặn.
- Phẫu thuật van động mạch chủ: Phẫu thuật sữa chữa hoặc thay thế van động mạch chủ có thể là cần thiết nếu van bị hở đáng kể.
Phòng chống bệnh viêm động mạch Takayasu
Không hút thuốc, chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
- Chế độ ăn lành mạnh: Điều này có thể giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh và thuốc. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt nạc và cá, và hạn chế muối, đường và rượu.
- Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ có thể giúp ngừa loãng xương, tăng huyết áp và mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng tốt cho tim và phổi.
- Tránh hút thuốc: Việc ngừng hút thuốc là rất quan trọng để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và mô thêm nữa.