Bệnh Viêm Da Tiết Bã
Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã có tên tiếng Ạnh là Seborrheic Dermatitis, đây là căn bệnh ngoài da mà ảnh hưởng chủ yếu lên da đầu. Căn bệnh trên gây ra các mảng da màu đỏ có dạng vảy hay gàu tróc ra. Viêm da tiết bã còn ảnh hưởng lên các vùng da dầu trên cơ thể như mặt, 2 bên mũi, lông mày, tai, mi mắt và ngực.
Căn bệnh trên gây ra các mảng da màu đỏ có dạng vảy hay gàu tróc ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm da tiết bã là gì?
Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trên thì vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến:
- Một loại nấm gọi là “malassezia” gây tiết chất nhờn trên da.
- Sự đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch.
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã.
Loại nấm gọi là “malassezia” gây tiết chất nhờn trên da.
Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh trên chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Có bệnh về thần kinh hay bệnh tâm thần như bệnh Parkinson và bệnh trầm cảm.
- Có hệ miễn dịch suy yếu như ở bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS, nghiện rượu và ung thư.
- Phục hồi sau các bệnh nặng và nguy kịch như nhồi máu cơ tim.
- Do dùng thuốc.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh viêm da tiết bã là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của Viêm da tiết bã bao gồm:
- Gàu trên da đầu, tóc, lông mày hoặc râu.
- Các mảng da nhờn được bao phủ bởi các vảy màu vàng hoặc trắng trên da đầu, mặt, 2 bên mũi, lông mày, tai, mi mắt, ngực, nách, vùng háng hay ở dưới ngực.
- Đỏ da.
- Ngứa.
- Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nặng hơn khi người bệnh bị stress hoặc vào các mùa khô và lạnh.
Gàu trên da đầu, tóc, lông mày hoặc râu.
Cách điều trị bệnh viêm da tiết bã
Các loại dầu gội, kem và chất dưỡng ẩm là các cách điều trị chính cho căn bệnh trên. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thử trước các phương pháp có thể làm tại nhà trước khi phải kê thuốc. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị.
Kem, dầu gội hay các thuốc mỡ trị viêm:
Các loại thuốc kháng viêm nên bôi lên da đầu hay các vùng da khác bị ảnh hưởng. Phương pháp điều trị này thường rất hiệu quả và dễ sử dụng nhưng chỉ nên sử dụng ít lần. Nếu dùng kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mỏng da và da có sọc.
Gel, kem hay dầu gội kháng nấm:
Tùy thuộc vào vị trí vùng da bị ảnh hưởng và mức độ nặng của các triệu chứng, bác sĩ có thể khuyên dùng các sản phẩm khác nhau.
Thuốc bôi đặc trị bệnh viêm da tiết bã.
Thuốc kháng nấm dạng viên uống:
Nếu tình trạng bệnh không cải thiện với các phương pháp điều trị trên, có thể người bệnh sẽ phải dùng viên thuốc kháng nấm. Tuy nhiên cách này không được xem là phương pháp điều trị ưu tiên vì thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc.
Ngoài các phương pháp trên thì người bệnh cũng có thể áp dụng 1 số các phương pháp sau đây có thể giảm bệnh Viêm da tiết bã:
- Làm mềm và tróc vảy từ da đầu bằng cách đắp dầu ô liu hay dầu ngũ cốc lên da đầu, để trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó dùng lược chải tóc và gội sạch.
- Tắm rửa thường xuyên và cần rửa trôi sạch xà phòng khỏi cơ thể và da đầu. Tránh dùng xà phòng dạng cục, thay vào đó nên dùng chất dưỡng ẩm thường xuyên.
- Bôi kem thuốc: Đầu tiên hãy thử dùng loại kem có tác dụng nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng và cần tránh xa vùng mắt. Nếu không hiệu quả, hãy thử dùng kem kháng nấm.
- Tránh dùng các sản phẩm làm đẹp như gel hay keo xịt tóc cũng như các sản phẩm khác khi người bệnh đang điều trị bệnh.
- Tránh dùng các sản phẩm dưỡng da và tóc có chứa chất cồn vì chúng dễ làm bệnh bùng phát.
- Nên mặc loại vải cotton trơn vì chúng giúp điều hòa nhiệt xung quanh da và giảm kích ứng da.