Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, các chất này có thể có trong xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, trang sức, cây trồng tại nhà...

Một dạng kích ứng da phổ biến.

Một dạng kích ứng da phổ biến.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Các nguyên nhân thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm các chất tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng hoặc gây ra dị ứng bao gồm:

- Nhựa thông - nhựa sản xuất bởi cây thường xuân độc, sồi độc (sơn độc là nguyên nhân phổ biến).

- Cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh nếu tiếp xúc vào quần áo hoặc thú nuôi dính phải chất đó.

- Một số nguyên nhân khác bao gồm quần áo (len), chất tẩy rửa gia dụng, hương liệu (như trong xà phòng, dầu gội), kim loại mạ kiềm, thuốc nhuộm, thuốc uống, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.

Cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh nếu tiếp xúc vào quần áo hoặc thú nuôi dính phải chất đó.

Cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh nếu tiếp xúc vào quần áo hoặc thú nuôi dính phải chất đó.

Ngoài các nguyên nhân trên thì các yếu tố sau đây có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc căn bệnh trên bao gồm: 

- Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh...

- Một số hóa chất ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, trụ của khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại....

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Bệnh Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở vùng da có tiếp xúc trực tiếp với chất gây ra phản ứng da. Thông thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ và có thể kéo dài từ 2 - 4 tuần sau lần tiếp xúc. Sau đây các triệu chứng thường thấy của căn bệnh trên bao gồm:

Ngứa và nổi mẫn đỏ da.

Ngứa và nổi mẫn đỏ da.

- Đỏ da.

- Ngứa.

- Khô, nứt hay bong vảy da.

- Những nốt sưng phồng ở da và mụn nước, thỉnh thoảng rỉ vỡ ra và đóng mày.

- Da sưng, nóng và dễ nhạy cảm.

Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Hiện nay bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân có thể điều trị căn bệnh trên tại nhà bằng các phương pháp sau bao gồm:

Bôi kem chống ngứa lên vùng da bị ảnh hưởng.

Bôi kem chống ngứa lên vùng da bị ảnh hưởng.

- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích hay dị nguyên.

- Bôi kem chống ngứa lên vùng da bị ảnh hưởng.

- Dùng thuốc chống ngứa dạng uống: Trong trường hợp ngứa dữ dội.

- Đắp khăn hay gạc mát và ẩm vào vùng da có ban để làm dịu da, giữ từ 15-30 phút và lặp lại nhiều lần mỗi ngày.

- Không gãi và cần cắt móng tay. Nếu người bệnh vẫn không thể chịu được ngứa da, hãy che phủ vùng ngứa da bằng gạc hay miếng băng.

- Có thể ngâm mình tắm trong nước mát và nên tắm với loại sữa tắm làm từ bột yến mạch.

- Giữ bàn tay sạch: Chùi và lau khô nhẹ nhàng sau mỗi lần rửa tay. Nên dùng chất dưỡng ẩm da tay mỗi ngày. Và nên chọn những loại găng tay phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ: Nên dùng găng tay loại nhựa plastic khi tay phải tiếp xúc với nước thường xuyên.

- Nếu người bệnh bị dị ứng với kim loại hay đá quý, họ vẫn có thể đeo chúng nhưng cần tìm cách tránh cho chúng tiếp xúc trực tiếp với da.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc như:

- Kem hay chất bôi ngoài da: Chúng sẽ giúp làm dịu ban da của viêm da tiếp xúc và cần thoa lên da 1-2 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần.

- Thuốc uống: Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ cần kê thêm thuốc kháng viêm uống để làm giảm các triệu chứng viêm, thuốc kháng để làm giảm ngứa hay thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...