Bệnh Viêm Đa Dây Thần Kinh
Bệnh viêm đa dây thần kinh là gì?
- Viêm đa dây thần kinh là căn bệnh khi nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Nguyên nhân gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không hẵn là căn bệnh được chẩn đoán trực tiếp mà nó là biểu hiện của một số bệnh lý khác. Viêm đa dây thần kinh là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
- Bệnh viêm đa dây thần kinh được phân loại dựa theo chức năng thần kinh (ví dụ như thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, thần kinh tự chủ) hoặc tùy theo dây thần kinh và vị trí của dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các cách phân loại khác dựa trên nguyên nhân hoặc kiểu di truyền.
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên mãn tính thường ít gặp hơn trường hợp cấp tính. Đây là bệnh tự miễn, bệnh kéo dài hàng tháng, đồng thời cũng khó điều trị hơn rất nhiều.
- Nhìn chung căn bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên là căn bệnh có xác suất mắc phải rất thấp, nhưng cũng gặp phải ở mọi lứa tuổi và nam có khả năng mắc bệnh lớn hơn nữ.
Viêm đa dây thần kinh là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh là gì?
- Có hơn 100 nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
- Những nguyên nhân phổ biến khác là suy giáp, tăng ure huyết do suy thận và thiếu hụt các chất dinh dưỡng (vitamin B12). Rượu và thuốc điều trị ung thư có thể gây ra bệnh thần kinh do nhiễm độc. Bệnh lý tự miễn và viêm bao gồm nhiễm Streptococcus B, nhiễm amyloid, hội chứng Sjogren, bệnh sacoit và viêm mãn tính Demyelin.
- Ngoài ra, người ta còn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh từ các bệnh nhiễm trùng (HIV, bệnh Lyme). Khoảng từ 30 - 40% số người mắc bệnh không tìm thấy nguyên nhân (bệnh thần kinh vô căn).
Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh viêm đa dây thần kinh là gì?
Thông thường, bệnh có biểu hiện thường thấy nhất là cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt. Triệu chứng có thể xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo đó là việc bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn trong việc tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau cơ thể hoặc đau các bắp cơ, liệt dây số VII ngoại biên (liệt mặt ngoại biên), hai mắt nhắm không kín, không nhe răng hay thổi lửa được,... Trong trường hợp nặng, bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Thường thấy nhất là cảm giác tê bì, kiến bò ở đầu ngón tay.
Bệnh có các triệu chứng cụ thể như:
- Rối loạn vận động, yếu và teo cơ xuất hiện ở đầu ngọn chi, sau đó lan dần về gốc chi.
- Các chi có thể bị tổn thương đồng thời nhưng cũng có thể bị từ chi này đến chi khác.
- Các dây thần kinh của não bị tổn thương.
- Rối loạn cảm giác cũng nặng và rõ nét ở ngọn chi: có cảm giác đau, như kiến đốt.
- Rối loạn phản xạ: mất phản xạ gân xương ở gót trước sau đó đến gối.
- Rối loạn thực vật - dinh dưỡng.
Cách điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh
+ Thuốc:
- Các Vitamin nhóm B liều cao: Vitamin Bi, B6, B12, PP...
- Thuốc giảm đau Aspirin, Paracetamol...
- Thuốc giảm đau, chống viêm, chống trầm cảm, thuốc theo đơn.
Thuốc luôn có các tác dụng phụ, hãy sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Điều trị phục hồi chức năng (vật lý liệu pháp): Chống teo cơ như xoa bóp, vận động châm cứu.
+ Điều trị nguyên nhân: Điều trị thiếu vitamin, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...
+ Kích thích dây thần kinh qua điện tử (TENS).
+ Phẫu thuật.
Phòng tránh bệnh viêm đa dây thần kinh
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tránh rượu bia hay hút thuốc lá.
- Tránh uống rượu hoặc uống rượu đúng mức.
- Tránh hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục đều đặn.
- Hạn chế hoặc tránh những phải chất độc hại có thể tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc trường học.
- Đối với người bị tiểu đường, hãy chăm sóc đặc biệt cho đôi chân nên rửa, kiểm tra chân hàng ngày và giữ cho da ẩm với kem dưỡng da.