Bệnh Viêm Dạ Dày Mạn Tính

Bệnh Viêm Dạ Dày Mạn Tính

Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như bệnh stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

bệnh stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều dẫn đến bệnh.

bệnh stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều dẫn đến bệnh.

Đối với người bị viêm dạ dày cấp tính, các biểu hiện thường khá rõ rệt như đau bụng dữ dội, bỏng rát vùng thượng vị, ợ chua ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi. Còn đối với người bị viêm dạ dày mạn tính thì các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ, âm ỉ, diễn ra trong thời gian dài, không dứt.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Hiện nay, bệnh viêm dạ dày mạn tính được phân ra nhiều loại và do các nguyên nhân khác nhau bao gồm:

- Viêm dạ dày mạn tính loại A:

Loại này do hệ miễn dịch phá hủy các tế bào dạ dày. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin, thiếu máu và ung thư.

- Viêm dạ dày mạn tính loại B:

Đây là loại phổ biến nhất, nguyên nhân là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Bệnh có thể gây ra viêm loét dạ dày, viêm loét đường ruột và ung thư.

- Viêm dạ dày mạn tính loại C:

Loại này có nguyên nhân là do các hóa chất kích thích như thuốc kháng viêm không steroid, rượu hoặc mật. Bệnh cũng có thể gây xói mòn niêm mạc dạ dày và chảy máu dạ dày.

- Các loại viêm dạ dày khác:

Các loại này bao gồm viêm dạ dày phì đại khổng lồ, viêm dạ dày ái toan... Viêm dạ dày phì đại khổng lồ có thể là do sự thiếu hụt protein, còn viêm dạ dày ái toan thường xảy ra cùng với bệnh dị ứng khác như hen suyễn hoặc chàm.

Chủ yếu lá do tình trạng này là do vi khuẩn Hp.

Chủ yếu lá do tình trạng này là do vi khuẩn Hp.

Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Viêm dạ dày mạn tính bao gồm:

- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc chẳng hạn như aspirin và ibuprofen.

- Uống quá nhiều rượu.

- Nhiễm vi khuẩn H. Pylori.

- Một số bệnh như tiểu đường hoặc suy thận.

- Hệ miễn dịch suy yếu.

- Căng thẳng dai dẳng, dữ dội cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

- Mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược mật.

- Chế độ ăn uống giàu chất béo.

- Chế độ ăn uống nhiều muối.

- Hút thuốc.

- Căng thẳng hoặc chấn thương tâm lý cũng có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở căn bệnh trên bao gồm:

Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và ói mửa.

Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và ói mửa.

- Đau bụng vùng trên.

- Khó tiêu.

- Đầy hơi.

- Buồn nôn.

- Ói mửa.

- Ợ hơi.

- Chán ăn.

- Sụt cân.

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Thuốc điều trị

Bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm acid dạ dày. Các loại thuốc phổ biến nhất để làm giảm acid dạ dày bao gồm:

- Thuốc kháng acid, bao gồm cacbonat canxi (Rolaids® và Tums®).

- Đối kháng H2 chẳng hạn như ranitidine (Zantac®).

- Ức chế bơm proton chẳng hạn như omeprazole (Prilosec®).

Chế độ ăn uống

Ăn uống đầy đủ tất cả các loại trái cây và rau, đầy dinh dưỡng.

Ăn uống đầy đủ tất cả các loại trái cây và rau, đầy dinh dưỡng.

Xây dựng chế độ ăn đơn giản giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Các loại thực phẩm cần phải tránh đó là:

- Đồ nướng, chiên, xào.

- Hoa quả họ chanh.

- Cà phê.

- Đồ uống có cồn.

Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị viêm dạ dày mạn tính bao gồm những loại ít dầu, ít béo, không có caffeine:

- Tất cả các loại trái cây và rau.

- Thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, rượu kefir.

- Thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá.

- Thực vật có protein như đậu và đậu hũ.

- Ngũ cốc như mì ống, gạo và bánh mì.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...