Bệnh Van 3 Lá
Bệnh van 3 lá là gì?
Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, bộ phận trên có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Vì thế có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín.
Trong bệnh van 3 lá, van 3 lá có vị trí ở giữa các buồng tim phải, không hoạt động bình thường. Có các loại van 3 lá bất thường sau:
Hở van 3 lá
Trong căn bệnh này, các lá van không đóng chặt, làm máu trào ngược từ thất phải lên nhĩ phải. Nếu không điều trị, người bệnh có thể bị tổn thương cơ tim.
Hẹp van 3 lá
Hẹp van 3 lá là khi van 3 lá trở nên dày và cứng, không thể đóng khít các lá van lại được. Khi đó 3 lá van không mở hoàn toàn làm giảm lượng máu từ nhĩ phải xuống thất phải.
Nguyên nhân gây ra bệnh van 3 lá là gì?
Tim của con người là bộ phận có 4 van giúp máu lưu thông đúng hướng. Những van này bao gồm van 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ. Mỗi van được cấu tạo từ các lá van đóng mở liên tục trong mỗi nhịp đập. Tuy nhiên thỉnh thoảng, các van không đóng mở bình thường làm cản trở dòng máu lưu thông. Đối với căn bệnh trên, van 3 lá ở giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải và nó không hoạt động bình thường. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh van tim là bệnh van bẩm sinh. Sau đây là các nguyên nhân hở van 3 lá bao gồm:
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Dãn thất phải.
- Tăng áp phổi.
- U tim.
- Mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
- Bệnh lý khớp.
- Tác dụng phụ của thuốc.
Mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Ngoài các nguyên nhân đã nêu ra ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Lớn tuổi.
- Tiền căn nhiễm trùng.
- Tiền căn bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim.
- Tiền căn dùng 1 số loại thuốc.
- Bệnh tim bẩm sinh.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh van 3 lá là gì?
Hiện nay, có một số trường hợp bệnh van 3 lá không biểu hiện triệu chứng trong thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh bao gồm:
Các triệu chứng của suy tim như đau bụng phải, da lạnh, phù chân.
- Tiếng tim bất thường (âm thổi).
- Mệt mỏi.
- Các triệu chứng của suy tim như đau bụng phải, da lạnh, phù chân.
- Tĩnh mạch cổ đập mạnh.
- Nhịp đập bất thường.
Cách điều trị ở bệnh van 3 lá như thế nào?
Để điều trị bệnh căn bệnh trên bác sĩ phải phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ giúp người bệnh theo dõi điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Họ sẽ cần phải thay đổi cách sinh hoạt, uống thuốc điều trị triệu chứng. Và ngươi bệnh có thể cần thuốc chống đông máu để phòng huyết khối nếu người bệnh có rung nhĩ.
Hiện nay, bệnh van 3 lá có thể được phẫu thuật sữa chữa hoặc thay thế ngay cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng. Vì thế bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật để phòng biến chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân cần phẫu thuật các bệnh tim khác, bác sĩ có thể phẫu thuật van tim trong cùng lần phẫu thuật.
Phẫu thuật van 3 lá thường được thực hiện qua đường cắt ở ngực. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ xâm lấn ít nhất có thể để tạo vết cắt nhỏ nhất. Ở các nước tiên tiến, phẫu thuật van tim có thể thực hiện bằng cánh tay robot cho kết quả tốt hơn. Sau đây là các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị căn bệnh trên bao gồm:
Phẫu thuật sửa chữa van 3 lá.
Phẫu thuật sửa chữa van 3 lá
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật sửa chữa van tim nếu có thể, vì đây là phương pháp bảo tồn van và chức năng van tim. Để khôi phục lá van, phẫu thuật viên tạo lỗ trên 1 lá van và khâu nối lại nếu van 3 lá bị hở, tách các lá van hẹp và thay dây chằng hỗ trợ van tim, hoặc cắt bỏ các mô van thừa để giúp các lá van khép kín. Phẫu thuật viên có thể thắt chặt vòng van hoặc thay thế bằng vòng van nhân tạo.
Phẫu thuật thay thế van 3 lá
Nếu van 3 lá không thể áo dụng phương pháp phẫu thuật sửa chữa, bác sĩ sẽ thay thế van tim của bệnh nhân. Khi thay van 3 lá, phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ van tổn thương và thay bằng van nhân tạo hoặc van tim động vật (bò, heo), van tim sinh học (từ mô của cơ thể). Van sinh học dễ bị thoái hóa và sẽ cần thay lại. Khi sử dụng van nhân tạo, bệnh nhân cần uống thuốc chống đông để tránh huyết khối.