Bệnh Ung Thư Gan
Bệnh ung thư gan là gì?
Ung thư gan là ung thư bắt đầu trong tế bào gan. Gan là một cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa nằm ở phần trên bên phải của bụng, bên dưới cơ hoành và trên dạ dày.
Một số loại ung thư có thể hình thành trong gan. Loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan, bắt đầu từ loại tế bào gan chính (hepatocyte).
Ung thư gan, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, là sự phát triển và lan rộng nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh trong gan. Gan của bạn là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, giúp lọc bỏ độc chất trong máu khỏi cơ thể. Ngoài ra gan cũng đóng vai trò trong tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng. Khi các tế bào gan bị ung thư hóa, nó không thể thực hiện chức năng thích hợp, dẫn tới các tác động có hại và nghiêm trọng đến cơ thể.
Ung thư gan là ung thư bắt đầu trong tế bào gan.
Phụ thuộc vào nơi ung thư khởi phát, có hai cách để phân loại ung thư gan: ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.
- Ung thư có thể khởi phát từ gan được gọi là ung thư gan nguyên phát.
- Ung thư gan thứ phát xảy ra khi các tế bào ung thư lan đến gan từ một cơ quan khác trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan là gì?
Người nhiễm virus viêm gan B
- Những người bệnh viêm gan B mãn tính thường có thể phát triển thành bệnh xơ gan và ung thư gan. Do đó, những người mắc phải căn bệnh này nên chủ động đi khám từ sớm để tầm soát bệnh ung thư gan.
Người nhiễm virus viêm gan C
- Viêm gan C dù ít gặp hơn viêm gan B, nhưng mức độ nguy hiểm cũng rất nguy hiểm, thậm chí nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan cũng cao hơn. Đặc biệt, trong thời gian đầu viêm gan C sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người bệnh. Thế nên, nhiều người mắc bệnh viêm gan C lại phát hiện ra bệnh rất muộn khiến cho tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất thấp.
Người mắc bệnh tiểu đường
- Bên cạnh virus viêm gan C, bệnh tiểu đường cũng có thể phát triển thành bệnh ung thư gan. Do vậy, nếu người nào có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Người mắc bệnh Béo Phì
- Béo phì có thể là nguyên nhân gây tích tụ lượng mỡ thừa trong gan, từ đó gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, kéo theo sau đó là nguy cơ xơ gan. Và đây chính là thời kỳ ung thư gan có thể phát triển từ từ trong cơ thể người bệnh.
Người có lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh
- Hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia... Đều có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư gan. Đặc biệt, rượu chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh này.
Yếu tố di truyền
- Nghiên cứu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư gan cho thế hệ kế cận tiếp theo. Theo thống kê ở các bệnh viện thì tỷ lệ nam mắc bệnh ung thư gan nhiều hơn nữ.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh ung thư gan là gì?
Hiện nay, thường khó xác định ung thư gan ở các giai đoạn sớm vì căn bệnh trên thường không có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Sau 1 thời gian dài, khi khối ung thư phát triển trở nên lớn hơn thì các triệu chứng mới xuất hiện. Một số triệu chứng ung thư gan thường thấy nhất như sau:
- Đau ở bụng trên bên phải, vị trí của gan.
- Có một khối u hay cảm giác nặng bụng trên.
- Báng bụng.
- Đầy bụng hay chán ăn.
- Sụt cân.
- Yếu hay cảm thấy rất mệt mỏi.
- Buồn nôn hay nôn.
- Vàng da và mắt, phân bạc màu, tiểu vàng sậm.
- Sốt.
Đau ở bụng trên bên phải, vị trí của gan.
Cách điều trị bệnh ung thư gan
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, kích thước, vị trí, số lượng, mức độ lan rộng của khối u, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau cho phù hợp, sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần của gan:
Trường hợp nếu khối u nhỏ và chức năng gan vẫn bình thường, thì bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nên cắt bỏ một phần của lá gan để loại bỏ khối u.
- Phẫu thuật cấy ghép gan:
Đối với những người bệnh ung thư gan giai đoạn đầu chưa di căn, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp cắt bỏ lá gan bị ung thư để thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh từ một người hiến gan.
- Làm nóng các tế bào ung thư:
Bác sĩ sẽ chèn một hoặc nhiều chiếc kim mỏng vào một vết rạch nhỏ ở bụng. Khi kim chạm đến khối u ung thư, nó sẽ được làm nóng bằng một dòng điện, từ đó có tác dụng phá hủy các tế bào ung thư.
- Tiêm rượu vào trong khối u:
Cồn nguyên chất được trực tiếp tiêm vào các khối u, rượu sẽ khiến cho các tế bào ung thư chết đi.
- Tiêm thuốc hóa trị vào gan:
Phương pháp này trực tiếp cung cấp các loại thuốc chống ung thư mạnh vào gan. Các loại thuốc hóa trị được tiêm vào động mạch gan để tiêu diệt khối u.
- Xạ trị:
Phương pháp này sử dụng chùm năng lượng cao để thu nhỏ các khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên các bức xạ từ xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ cho người bệnh như mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Tiêm thuốc hóa trị vào gan.
- Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu:
Các thuốc nhắm mục tiêu có tác dụng can thiệp các khối u tạo ra các mạch máu mới, làm chậm hoặc ngăn chặn ung thư phát triển.
- Điều trị bằng tế bào CIK:
Đây là phương pháp mới và tiên tiến nhất hiện nay, đưa vào cơ thế tế bào CIK được lấy ra và biệt hóa từ chính cơ thể bệnh nhân, các tế bào CIK sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Phòng chống bệnh ung thư gan
- Ăn trái cây và rau củ.
- Tránh các chất phụ gia.
- Tập trung vào thực phẩm có màu xanh: Hãy ăn nhiều cà rốt tươi và củ cải đường. Cả hai loại củ này đều là làm sạch gan hiệu quả, đồng thời cung cấp dưỡng chất phục hồi chức năng gan. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm màu xanh với các chất diệp lục để tăng cường thanh lọc và giải độc gan...
- Đừng bỏ qua các loại thảo mộc: Có nhiều loại thảo mộc tuyệt vời có thể giúp tăng cường sức khỏe của gan như rễ bồ công anh, atisô, củ nghệ, nhân sâm. Hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ đường.
- Bổ sung vitamin tổng hợp.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin C.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu lưu huỳnh: Hãy ăn nhiều tỏi, hành tây và bông cải xanh để phòng ngừa ung thư gan. Những loại thực phẩm có chứa lưu huỳnh này sẽ giúp tăng cường hoạt động của enzym và tăng cường làm sạch gan.
Ăn trái cây và rau củ.
- Chia nhỏ bữa ăn và không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Ăn nhiều các loại hạt: Ăn các loại hạt thô, không ướp muối cũng là bí quyết để gan khỏe mạnh. Chúng giàu axit béo thiết yếu và protein.
- Loại bỏ các chất béo trong chế độ ăn hàng ngày: Tránh ăn các thức ăn quá nhiều đạm, chất béo vì chúng khiến gan phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra nên giảm tiêu thụ bơ thực vật và hạn chế tiêu thụ dầu thực vật.
- Tránh ăn đêm: Thói quen ăn đêm khiến gan bị làm việc quá tải. Vì thế nếu muốn gan khỏe mạnh và không mắc các bệnh về gan, nên hạn chế ăn ba giờ trước khi đi ngủ.