Bệnh Trĩ

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là Hemorrhoids, được tạo thành do sự căng giãn quá mức của sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra ngoài, nhưng khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra làm sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không chỉ gây phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời.

Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời bệnh trĩ còn có thể đe dọa đến tính mạng.

Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời bệnh trĩ còn có thể đe dọa đến tính mạng.

Y học hiện nay bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

- Bệnh trĩ ngoại:

Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô... Gây nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, gây tụ máu, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.

- Bệnh trĩ nội:

Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên dẫn tới mắc bệnh trĩ.

- Bệnh trĩ hỗn hợp:

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì? 

Thời tiết, tâm sinh lý không ổn định, ngồi nhiều hoặc đứng nhiều.

Thời tiết, tâm sinh lý không ổn định, ngồi nhiều hoặc đứng nhiều.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Tâm sinh lý không ổn định như bực bội, buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.

- Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh trĩ.

- Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động hoặc lao động nặng nhọc.

- Thời tiết thay đổi.

- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn,...

- Yếu tố di truyền.

- Ngoài ra còn một số yếu tố khác như có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý...

Triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có hai biểu hiện cụ thể nhất đó là chảy máu, sa búi trĩ. Để nhận biết chính xác bệnh trĩ, cần dựa trên các triệu chứng sau đây:

- Đại tiện ra máu: ban đầu người bệnh chảy ít máu, chỉ phát hiện máu dính trên dấy vệ sinh sau khi đại tiện. Lâu về sau, chảy máu càng nhiều, thậm chí thành tia.

- Sa lồi búi trĩ: mỗi khi đại tiện thì sẽ thấy có những khối thịt nhỏ lồi ra ở khu vực hậu môn, những khối này có thể tự tụt vào trong được.

- Ngứa, nóng rát quanh lỗ hậu môn.

- Thiếu máu.

- Biểu hiện bên ngoài: Trĩ sa ra ngoài (sa búi trĩ hoặc sa niêm mạc hâu môn), nội soi trực tràng thấy vùng tổn thương, có hiện tượng tắc mạch, giảm khả năng co thắt cơ vòng hậu môn.

- Các tổn thương kèm theo bệnh trĩ: Áp xe, dò hoặc nứt hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng.

Ngứa, nóng rát quanh lỗ hậu môn.

Ngứa, nóng rát quanh lỗ hậu môn.

Cách điều trị bệnh trĩ

Tùy vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Phương pháp nội khoa: 

+ Người bệnh có thể dùng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc nhuận tràng...(tuy nhiên có nhiều thuốc sẽ có tác dụng phụ).

Phương pháp ngoại khoa:

+ Thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại.

+ Phẫu thuật cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH...).

Các phương pháp trên được chỉ định cho trĩ nội ở độ 4, cuối độ 3 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa. Để điều trị bằng các phương pháp phù hợp, người bệnh cần được thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.

Thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su.

Thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su.

Phòng chống bệnh trĩ

Ngăn ngừa táo bón: 

+ Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Để ngăn ngừa táo bón bạn nên ăn nhiều chất xơ, đi lại nhiều,... Trong trường hợp táo nặng, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân hoặc chế phẩm bổ sung chất xơ.

Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

+ Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn giàu chất xơ từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.

Ăn nhiều chất xơ.

Ăn nhiều chất xơ.

Vận động thể lực, thường xuyên tập thể dục và chơi các môn thể thao:

+ Bơi lội, đi bộ...

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có:

Chẳng hạn như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ...

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...