Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai

Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai

Trĩ là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Táo bón, đi ngoài ra máu khi đang mang thai tháng thứ 8 có thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cần trợ hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm.

Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táo, thậm chí có người to như một trái súp lơ khiến người bệnh đau dữ dội.

Khi mang bầu không nên chủ quan với bệnh trĩ 

Phụ nữ có thai nên biết rõ những điều đơn giản sau: 

- Bà bầu dễ mắc bệnh trĩ 

Những phụ nữ đang mang thai thường là những người dễ bị bệnh trĩ, đây là điều mà nhiều người đã biết.

- Khi có thai mà bị bệnh trĩ là điều rất bình thường

Nhưng một khi đã bị thì rất rắc rối và đau đớn, người bệnh khi đi ngoài thường ra máu hoặc bị chảy máu, hậu môn đau và sưng tấy, có khi bị trồi ra ngoài. 

Cá biệt có người còn bị sảy thai, sinh non hoặc những bệnh khác. Vậy thì tại sao những phụ nữ có thai lại dễ bị trĩ và phải phòng chống như thế nào để tránh bị trĩ khi mang thai?

Nguyên nhân phụ nữ có thai dễ bị bệnh trĩ đó là do cơ thể có nhiều thay đổi về sinh lý gây nên. Khi có thai, theo thời gian thai nhi ngày một to, tử cung cũng dần phình to ra, tạo thành áp lực đối với tĩnh mạch vùng xương chậu, khiến cho những tĩnh mạch xung quanh hậu môn không được lưu thông, rất dễ hình thành trĩ.

Hơn nữa, phụ nữ có thai thường ít hoạt động, bộ phận tiêu hoá co bóp chậm nên rất dễ bị táo bón, phân đóng cứng đè nén tĩnh mạch trên thành đường ruột, khiến cho máu không được lưu thông, mà khi đại tiện lại phải rặn làm cho áp suất vùng bụng lên cao, khiến cho tĩnh mạch ở trĩ căng lên, rất dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bệnh trĩ.

Với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.

Trong hầu hết các trường hợp bị trĩ, hầu như bệnh nhân không biết là mình bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh này.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết thêm, tình trạng trĩ ở phụ nữ mang thai không thể coi thường. Thường nguyên nhân gây trĩ cho trị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, theo bà, khi có cơ thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xây ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Về cách điều trị trĩ, bác sĩ Bùi Tiến Hưng cho biết, đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng. Có thể điều trị bằng bột ngâm trĩ chống viêm, chống huyết ứ bằng các bài thuốc Đông y như: lá móng, hoàng bá, binh lang, phèn phi, hay kha tử + phèn phi; hạt cau + hoàng bá...

- Muốn phòng chống bị bệnh trĩ khi đang mang thai

Trước hết phải có thói quen ăn uống hợp lý. Trong các bữa ăn hàng ngày, phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nhất là phải ăn nhiều những thức ăn có chất thô và xơ như: Cần tây, hẹ, mướp đắng, củ cải, rau cải trắng.. và cũng cần phải ăn nhiều loại ngũ cốc như ngô, khoai, kê...

Những thực phẩm này, ngoài giá trị là giàu chất dinh dưỡng còn có thể có tác dụng kích thích sự co bóp của đường tiêu hóa, phòng ngừa phân ứ đọng trong đường ruột. Không nên ăn hoặc ít ăn những thức ăn cay có tính chất kích thích, đồng thời phải có thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là uống nước muối nhạt hoặc nước pha mật ong, vì có thể làm cho phân mềm và trơn nên không táo bón.

Uống nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.

Cần có thói quen tốt là đi đại tiện có giờ giấc. Việc làm này nên có thời gian nhất định, thông thường sau một bữa ăn nào đó. Vừa ăn xong, sự co bóp của đường ruột rất mạnh, có lợi cho việc đại tiện. Một khi đã hình thành thói quen này thì không nên tùy tiện thay đổi, cứ đến giờ cho dù không muốn đi cũng kiên trì vào ngồi nhà vệ sinh để kích thích phản ứng của đường ruột. Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

Nhưng phải chú ý thời gian mỗi lần ngồi nhà vệ sinh không nên quá dài, tốt nhất không quá 10 phút, bằng không phản ứng thải phân rất khó hình thành, ngược lại sẽ càng chèn ép bụng và áp lực lưu thông mạch máu xung quanh hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ và khiến bệnh càng nặng thêm. Nếu như đã bị táo bón, không rặn ra được thì nên dùng những loại thuốc chống táo bón, không nên uống những loại thuốc rửa ruột hoặc thông phân có áp lực lớn để tránh dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra, cần phải rèn luyện thân thể và hậu môn một cách thích hợp. Làm một số công việc nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng thêm sự co bóp của đường ruột để ăn ngon miệng, phòng ngừa táo bón. Hàng ngày nên tập co hậu môn hai lần vào buổi sáng và buổi tối, như vậy có thể tăng cường sức của cơ dưới xương chậu và sự tuần hoàn của các mạch máu xung quanh hậu môn, có lợi cho việc đi đại tiện và phòng ngừa bệnh trĩ.

Cần điều trị bệnh trĩ kịp thời, tránh gây ra những hậu quả không tốt.

Làm giảm đau và các triệu chứng bệnh trĩ một cách an toàn khi mang thai 

Ngâm mình trong nước ấm: Cách này rất có lợi cho phụ nữ mang thai, nó không chỉ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái do máu được kích thích lưu thông dễ dàng mà còn giảm cảm giác đau đớn do bệnh trĩ gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu rất bất lợi cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, thay vì ngồi nhiều, các bà bầu mắc bệnh trĩ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.

 

Vận động khi bầu bí

Phụ nữ sau khi sinh nở có thể làm cho áp lực của bụng tăng cao, đặc biệt là khi đau đẻ giai đoạn cuối, tĩnh mạch bụng dưới chịu chèn ép rất lớn của tử cung, trực tiếp ảnh hưởng đến lưu thông máu. Hơn nữa, thời kỳ mang thai hoạt động khá ít, sẽ làm cho chức năng dạ dày đường ruột yếu đi, gây táo bón.. từ đó cũng dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, trong thời gian bầu bí, các bà bầu nên tăng cường hoạt động thể chất thích hợp, tránh ngồi hay đứng quá lâu, đồng thời chú ý giữ cho đại tiện được thông suốt. Mỗi ngày sau khi đại tiện xong dùng nước ấm vệ sinh để tăng tuần hoàn máu.

Giữ vệ sinh cho vùng hậu môn:

Sau mỗi lần đi toilet, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không nên dùng giấy toilet khô mà hãy dùng giấy ướt không tẩm hương thơm hay chất côn để tránh gây khô rát khi sử dụng.

Dùng đá lạnh:

Bạn có có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần một ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

Không nên tự ý dùng thuốc:

Việc dùng thuốc trị bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vậy nên khi muốn dùng thuốc, bạn cần được thăm khám và tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...