Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản là gì? 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược có thể từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, Pepsine, Dịch mật... đối với niêm mạc thực quản, sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng như sau:

+ Một số triệu chứng như các vị của axit ở phía sau miệng, ợ nóng, hơi thở hôi, đau ngực, nôn mửa, khó thở và vàng răng. 

+ Một số biến chứng bao gồm viêm thực quản, chãn thực quản và bệnh thực quản Barrett.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, mang thai, hút thuốc, nghỉ giải lao gián đoạn, và uống thuốc nhất định.

Các loại thuốc liên quan bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc chặn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ.

Chứng bệnh gây ra do sự đóng cửa của cơ vòng thực quản thấp (đường nối giữa dạ dày và thực quản). 

Ảnh minh họa.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, Stress chính là nguồn gốc phát triển bệnh Trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như thói quen sinh hoạt không đúng đắn, hợp lý... Cụ thể như sau:

1. Stress

Đây là một nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày mà nhiều người mắc phải. Khi có một áp lực hay một yếu tố nào đó làm tác động mạnh đến cơ thể chúng ta, làm tổn hại đến thể chất lẫn tinh thần con người sẽ gây ra Stress. Ở mỗi người stress đều khác nhau và mức độ cũng khác nhau. Nếu ở mức độ nhẹ thì không gây hại đến sức khỏe chúng ta. Nhưng nếu ở mức độ nặng và kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh của cơ thể huy động Cortisol. Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày mà nó còn gây tăng acid HCl và Pepsine. Pepsine làm tăng tính kích thích của thào ngược, phá huỷ các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quả, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản. Không những thế, nó còn gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng cao. Chính vì thế, stress được coi là một nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ảnh minh họa.

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

Đối với một người có chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt bất thường thì nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ cao hơn người bình thường. Đặc biệt là khi ăn quá no về đêm, ăn các loại hoa quả có tính acid khi đói, ăn thức ăn nhanh thường xuyên, ăn những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ... những thức ăn này đều gây hại cho dạ dày và gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là bệnh Trào ngược dạ dày thực quản. Không những thế, việc ăn đêm thường xuyên còn khiến bạn tăng cân và tạo áp lực không nhỏ cho cơ thắt thực quản dưới.

Ảnh minh họa.

3. Do viêm loét dạ dày, tá tràng sâu

Khi người bệnh bị viêm loét dạ dày, tá tràng khi ăn những thức ăn vào sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên, làm tăng lượng acid tiết ra nhiều hơn và dễ trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, dạ dày của người bị viêm loét luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến co này đóng mở một cách bất thường. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.

Ảnh minh họa.

4. Một vài yếu tố khác: Bẩm sinh, Tai nạn...

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên thì còn có một số yếu tố gây bệnh Trào ngược dạ dày thực quản mà bệnh nhân khó có thể tránh khỏi.

Yếu tố do bẩm sinh: Điển hình như chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn... đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đối với trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản là điều bình thường. Triệu chứng cơ bản nhất là buồn nôn. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và sẽ mất hẳn khi trường thành.

Ngoài ra, béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì trọng lượng quá nặng sẽ gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, khiến trương lực của nó yếu đi làm cho acid trong dạ dày và các chất dễ trào ngược lên trên hơn.

Ảnh minh họa.

5. Một số yếu tố làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:

+ Một số loại thức ăn, như đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, sô cô la, caffein, hành, sốt cà chua, nước ngọt có ga và bạc hà.

+ Rượu.

+ Ăn quá nhiều.

+ Nằm ngay sau khi ăn.

+ Một số loại thuốc, như thuốc an thần, thuốc ngủ,...

+ Hút thuốc lá.

Các Triệu Chứng Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Khi bệnh nặng có thể nhận biết các triệu chứng rõ ràng như ợ nóng, khó nuốt, nôn ra máu..., nhưng lúc này thì bệnh tình đã rất nặng. Để ngăn ngừa tình trạng để lâu bệnh nặng khó trị và gây nên biến chứng, bạn cần biết các triệu chứng nhận biết ban đầu để điều trị ngay, vừa dễ điều trị lại giảm nguy cơ biến chứng.

1.  Đau ngực

Hiện tượng đau, tức lồng ngực thường xảy ra do axit dạ dày trào sang thực quản. Đây là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, cơn đau có thể kéo dài lâu hơn và mạnh hơn tưởng tượng. Bởi vậy, một số người thường lầm tưởng ợ nóng với bệnh đau tim.

2. Ợ nóng 

Là cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên Thực quản. Niêm mạc Thực quản bị kích thích bởi HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai. Trường hợp điển hình, chứng ợ nóng xuất hiện sau bữa ăn và theo tư thế cúi gập người về trước, hoặc những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu, uống nước chua.

3. Đắng miệng

Trong một số trường hợp, acid dạ dày có thể trào ngược lên tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt. Nếu có hiện tượng này, nhất là vào buổi đêm, nên tới gặp bác sĩ.

4. Buồn nôn, nôn

Là sự ựa ngược dịch đọng trong thực quản, ngay trên phần bị nghẽn tắc. Nôn thường xảy ra do thay đổi tư thế hay 1 sự gắng sức. Dịch thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. 

5. Các triệu chứng không điển hình

Thường dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với các bệnh khác như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục, ói...

Cách Điều Trị - Phòng Ngừa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Để điều điều trị căn bệnh này hiệu quả, cách tốt nhất và chủ động phòng tránh, cũng như ngăn ngừa triến triển nặng hơn bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 10 lời khuyên của các chuyên gia có thể giúp giảm thiểu và ngăn ngừa trào ngược tiến triển nặng hơn:

1. Giảm cân

Hầu hết những trường hợp bị bệnh béo phì đều mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lượng mỡ nhiều, cùng chất béo làm tăng áp lực lên dạ dày, ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày dễ gây ra hiện tượng trào ngược.

2. Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây trào ngược

Thực phẩm giàu chất béo.

+ Thức ăn cay.

+ Các loại thực phẩm có tính axit, như cà chua và cam quýt.

+ Cây bạc hà.

+ Sô cô la.

+ Hành.

+ Rượu bia, chè, Cà phê, thuốc lá hoặc bất kỳ đồ uống có chứa caffeine.

+ Đồ uống có gas.

3. Ăn các bữa ăn nhỏ

Khi bạn dùng bữa quá no, thức ăn lấp đầy dạ dày làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt dạ dày thực quản dưới và làm tăng khả năng trào ngược. Nên chia thành nhiều bữa ăn vừa đủ, giảm gánh nặng của dạ dày, tiêu hóa nhanh hơn, giảm tình trạng tồn đọng thức ăn.

4. Không được nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong bạn nên đợi khoảng 3 – 4 tiếng trước khi nằm xuống. Trong lực bình thường sẽ giúp acid dịch vị và các chất không trào ngược lên thực quản.

5. Nâng cao đầu giường khi ngủ

Nâng đầu giường lên khoảng từ 15 – 20 cm có thể giúp lực hấp dẫn ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả vào ban đêm.

6. Hạn chế sửu dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là cơ thắt thực quản dưới:

Thuốc chống viêm không steroid, hoặc NSAIDs.

+ Thuốc điều trị huyết áp cao.

+ Một số loại thuốc điều trị hen suyễn.

+ Thuốc kháng cholinergic, thuốc dùng để điều trị các bệnh như dị ứng.

+ Thuốc giảm đau.

+ Một số kháng sinh.

+ Kali.

+ Viên sắt.

7. Loại bỏ thuốc lá, rượu bia, cà phê và các chất chứa caffeine

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các đồ uống chứa cồn, chất kích thích và nicotin trong thuốc lá có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới và cũng có thể ảnh hưởng đến nước bọt của bạn trong quá trình trung hòa và làm sạch acid ra khỏi thực quản.

8. Tinh thần ổn định, lạc quan vui vẻ

Thực hiện lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan, vui vẻ lạc quan trong khi chữa bệnh, tránh suy nghĩ, lo lắng nhiều dẫn đến áp lực, căng thẳng, stress... đảm bảo cho khí huyết lưu thông, ngăn ngừa tiết acid, là cách phòng tránh bệnh trào ngược thực quản, giúp điều trị bệnh mau khỏi hơn.

9. Tránh mặc quần áo bó sát bụng, chật chội

Không mặc quần áo chật hoặc thắt lưng buộc bụng có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp và làm tăng áp lực lên dạ dày.

10. Chế độ ăn không có gluten

Một số nghiên cứu cho thấy một số protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì... các loại bánh mì tròn, bánh nướng xốp, bánh sừng bò, bánh hamburger, bánh nướng đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit. Hãy thử loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống của bạn và xem có sự khác biệt gì không.

Tuy nhiên một số trường hợp nặng hơn cần điều trị bệnh trào ngược bằng thuốc để chữa bệnh khỏi tận gốc.

Ngoài ra đối với một số trường hợp mắc bệnh nhẹ thì chỉ cần thực hiện các biện pháp ở trên hoặc 1 số phương pháp dưới đây là có thể khỏi được bệnh hoặc giảm hẳn các triệu chứng:

Uống nước lô hội

Lô hội giúp làm lành vết viêm loét có tác dụng điều trị axít trào ngược lên thực quản.

 

Uống trà hoa cúc

Là loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong đông y, hoa cúc có vị mát giúp giải độc, thanh nhiệt, cân bằng sự điều tiết acid dịch vị trong dạ dày, giảm tình trạng trào ngược lên thực quản.

Ăn chuối hoặc táo

Chuối, táo chứa chất kháng axít tự nhiên giúp trung hòa acid dịch vị, tạo ra lớp màng chống acid trào ngược.

Uống trà gừng

Gừng giúp trung hòa acid dạ dày, kháng viêm tốt, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, ợ chua, ợ nóng hiệu quả

Đu đủ

Trong đu đủ có chứa men tiêu hủy protein thành các axit amin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược thực quản. Enzym papain có trong đu đủ giúp tiêu hóa các thức ăn dễ dàng hơn.

Cây thì là

Cây thì là thường được dùng trong rất nhiều bài thuốc Đông Y và chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

Cây thì là có chứa hoạt chất Anethole làm giảm các cơn co thắt trong dạ dày, tăng cường bảo vệ đường tiêu hóa khỏi những tác động xấu. giảm các cơn đau nhanh, ngăn ngừa chứng trào ngược.

Nghệ vàng

Các nhà nghiên cứu y học sử dụng cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bừng nghệ vàng và cho đưa ra kết luận những hoạt chất có trong nghệ vàng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp bình thường, cân bằng dịch vị tiết ra.

Ảnh minh họa

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Ngược Dạ Dày Thực Quản, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...