Bệnh Tràn Dịch Màng Tim

Bệnh Tràn Dịch Màng Tim

Bệnh tràn dịch màng tim là gì?

Tràn dịch màng tim là sự tích tụ dịch trong lớp màng đôi, có cấu trúc như túi rỗng bao xung quanh tim. Khi đó khoảng không gian giữa 2 lớp màng tim bình thường chứa 1 lớp dịch mỏng. Khi màng tim bị tổn thương, quá trình viêm tại chỗ sẽ làm tăng lượng dịch trong khoang màng tim. Trong một số trường hợp, dịch có thể tăng lên mà không có hiện tượng viêm, như chảy máu sau chấn thương ngực.

Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng tim là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm màng ngoài tim là nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này.

Nhiễm virus lại là nguyên nhân chính gây viêm và dẫn đến tăng dịch trong màng ngoài tim. Các loại virus gây viêm màng ngoài tim thường bao gồm:

- Cytomegalovirus.

- Coxsackieviruses.

- Echoviruses.

- HIV.

Nhiễm virus lại là nguyên nhân chính.

Nhiễm virus lại là nguyên nhân chính.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây dẫn đến nguy cơ gây ra bệnh Tràn dịch màng tim:

- Viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật hoặc cơn đau tim.

- Bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp.

- Khối u di căn như ung thư phổi, ung thư vú, u sắc tố melanin, ung thư bạch cầu, lymphôm không Hodgkin hay bệnh Hodgkin.

- Ung thư màng ngoài tim.

- Xạ trị (nếu tim nằm trong vùng xạ trị).

- Hóa trị.

- Chất độc trong máu không được lọc do suy thận.

- Virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.

- Chấn thương kín hoặc vết thương thấu ngực gần tim.

- Các loại thuốc điều trị cao huyết áp, lao, động kinh.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh tràn dịch màng tim là gì?

Thông thường thì người bệnh bị Tràn dịch màng tim thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, nhất là khi lượng dịch tăng từ từ. Trong các trường hợp tràn dịch màng tim có xuất hiện triệu chứng thì các dấu hiệu thường thấy là:

Đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái.

Đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái.

- Khó thở, đặc biệt khi nằm.

- Đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái.

- Nặng ngực, tức ngực.

Cách điều trị bệnh Tràn dịch màng tim

Thông thường hướng điều trị tùy thuộc vào lượng dịch trong khoang màng tim nhiều hay ít, nguyên nhân và mức độ nguy cơ gây ra chèn ép tim cấp. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho mỗi đối tượng.

1. Điều trị giảm viêm

- Nếu người bệnh không có chèn ép tim cấp hoặc không có nguy cơ rơi vào chèn ép tim cấp, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng viêm.

Thuốc kháng viêm sẽ giúp ích.

Thuốc kháng viêm sẽ giúp ích.

2. Khi điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc có khả năng người bệnh bị chèn ép tim, bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp ngoại khoa:

- Dẫn lưu dịch.

- Mở ngực: Khi có chảy máu trong khoang màng tim, bệnh nhân cần được phẫu thuật cầm máu và được đặt dẫn lưu dịch vào trong ổ bụng để dịch được hấp thu qua màng bụng.

- Mở rộng khoang màng tim.

- Cắt bỏ màng tim: Đây là phương pháp điều trị đối với bệnh nhân bị tràn dịch tái diễn nhiều lần dù đã được đặt dẫn lưu.

Bệnh tràn dịch màng tim rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy gặp ngay bác sĩ hoặc tới bệnh viện khi có các triệu chứng, tuyệt đối không tự ý điều trị.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...