Bệnh Tràn Dịch Khớp Gối

Bệnh Tràn Dịch Khớp Gối

Bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là hiện tượng khớp gối bị viêm dẫn tới lượng dịch trong khớp tăng lên quá mức cho phép gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối, không những thế căn bệnh trên còn gây ra các triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Ngoài ra bệnh Tràn dịch khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, người bị thừa cân, béo phì, người ít vận động hoặc người thường xuyên phải khuân vác nặng. Tuy nhiên hiện nay, trẻ em cũng là đối thượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối khá cao, vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hệ xương khớp chưa ổn định, chỉ cần những tác động nhỏ cũng khiến xương khớp của trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng tới cấu trúc của khung xương, thậm chí là gây ra những biến chứng hoặc dị tật về sau. Đây không phải là bệnh khó chữa nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

Chấn thương:

Một số chấn thương do chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế như ngã xe do va đập mạnh, vấp ngã cầu thang, tai nạn lao động làm tổn thương sụn khớp, giãn, đứt dây chằng chéo trước hoặc giãn, đứt dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương...

Bệnh lý về khớp:

Một số bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, nang bao hoạt dịch khớp, các bệnh rối loạn về tình trạng đông máu... thường kéo dài trong thời gian dài gây hậu quả xấu là tràn dịch khớp gối.

Nhiễm khuẩn:

Do một số vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma, virus, vi nấm.

Ảnh minh họa

Ngòai ra còn 1 số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên như:

- Tuổi tác: Người trung niên và người già ngoài 50 tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối.

- Hoạt động thể thao: Vận động viên hoặc người chơi các môn bóng đá, bóng rổ thường xuyên vận động gối với cường độ cao, có nguy cơ chấn thương nhiều hơn.

- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng tăng gây áp lực lên khớp gối, lâu ngày gây tổn thương các thành phần của khớp, dẫn đến tràn dịch bên trong khớp gối.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh tràn dịch khớp gối là gì? 

Người bệnh khi bị tràn dịch khớp gối thường có biểu hiện sưng ở khớp gối hoặc một bên gối sẽ to hơn bên gối còn lại. Khớp cử động bị hạn chế, không còn được linh hoạt như trước, ngoài ra còn có hiện tượng tượng đau khớp ít hay nhiều hoặc khiến người bệnh không di chuyển được. Người bị tràn dịch khớp gối sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

- Lượng dịch ở trong khớp gối tăng lên, đến một lúc nào đó chèn ép dây thần kinh.

- Một bên gối sưng và to hơn so với bên còn lại.

- Gây cảm giác đau đớn khiến người bệnh ngại vận động.

- Sốt có thể xảy ra với trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn.

- Còn một số biến chứng khác như dính khớp, xơ cứng khớp, hạn chế vận động.

Cách điều trị bệnh tràn dịch khớp gối

Trị liệu thần kinh cột sống:

Những sai lệch ở cấu trúc cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng của cơ thể, áp lực dồn xuống khớp gối. Vậy nên việc nắn hoặc chỉnh khớp gối kết hợp với nắn hoặc chỉnh cột sống trong việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sóng xung kích shockwave:

Là loại sóng âm mang năng lượng cao tác động đến các điểm đau, giúp thúc đẩy quá trình liền mô, tái tạo gân, cơ và các mô mềm bên trong khớp gối. Bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng sưng, đau rõ rệt qua từng liệu trình điều trị.

Tia laser cường độ cao thế hệ IV:

Với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, loại tia này có khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, oxy nuôi dưỡng sụn khớp.

Vật lý trị liệu:

Mỗi bài tập sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng bệnh nhân, nhằm mục đích tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, cải thiện khả năng vận động khớp gối. Dựa theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chăm chỉ luyện tập trong và sau khi chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất, nhất là những trường hợp đã có biến chứng nặng.

Phòng chống bệnh tràn dịch khớp gối

- Để phòng ngừa căn bệnh tràn dịch khớp gối, nên ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ sụn khớp để khớp gối luôn khỏe mạnh. 

- Hạn chế tránh các hoạt động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên, ngồi xuống đột ngột. 

- Với những người phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế nên đứng dậy đi lại và thư giãn 10 phút, để tránh làm tổn thương đầu gối. 

- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội, bóng chày, đạp xe,... giúp làm tăng quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh, mà còn giúp duy trì cân nặng vừa phải, làm giảm áp lực lên khớp gối, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ thoái hóa sớm.

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...