Bệnh Trầm Cảm

Bệnh Trầm Cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh trầm cảm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của người bệnh. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực như mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ...

Bệnh trầm cảm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử.

Bệnh trầm cảm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử.

Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì?

Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Nhưng có thể do những nguyên nhân riêng khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Yếu tố di truyền:

Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm.

- Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não:

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.

- Hormone (Hoóc môn):

Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.

- Stress - căng thẳng:

Là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm.

- Những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh:

Bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản...

Stress, yếu cố di truyền, những chấn thương...là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Stress, yếu cố di truyền, những chấn thương...là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm

Nhiều yếu tố có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

- Có tiền sử rối loạn lưỡng cực.

- Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.

- Lạm dụng tình dục.

- Những tổn thương thời thơ ấu.

- Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ.

- Những căng thẳng vì môi trường sống.

- Những người trong gia đình bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu.

- Trầm cảm sau khi sinh nở (trầm cảm sau sinh).

- Trong gia đình có người tự sát.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh trầm cảm

- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.

- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

- Có ý nghĩ và hành vi tự sát.

- Chán ăn, sụt cân.

- Ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh.

- Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ.

Biểu hiện của người trầm cảm chủ yếu là sự thiếu lạc quan trong cuộc sống.

Biểu hiện của người trầm cảm chủ yếu là sự thiếu lạc quan trong cuộc sống.

Cách điều trị bệnh trầm cảm

1. Dùng thuốc

Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion. Nhưng các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:

- Đau đầu, buồn nôn.

- Khó ngủ và căng thẳng.

- Kích động hoặc bồn chồn.

- Gây ra các vấn đề về tình dục.

Vì thế, người bệnh phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2 - 3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

Thuốc trầm cảm có thể xuất hiện các tác dụng phụ.

Thuốc trầm cảm có thể xuất hiện các tác dụng phụ.

2. Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp cho nhười bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cư xử khác, thay đổi các thói quen xấu từng góp phần khiến người bệnh bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến họ bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

3. Liệu pháp sốc điện

Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.

Phòng tránh bệnh trầm cảm

Ăn uống đầy đủ, thư giãn, giao tiếp và tập thể dục mỗi ngày.

Ăn uống đầy đủ, thư giãn, giao tiếp và tập thể dục mỗi ngày.

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch bị suy yếu có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gián tiếp nâng cao mức độ căng thẳng. Để cải thiện hệ thống miễn dịch và chống trầm cảm bạn có thể ăn việt quất, trái Kiwi, dâu, cà chua, bông cải xanh, ớt xanh, yaourt,... Các loại trái cây này có thể bổ sung vitamin C rất tốt cho sức khỏe.

- Giữ cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan.

- Kiểm soát sự nóng giận.

- Cố gắng có một giấc ngủ ngon.

- Đừng tự cô lập mình.

- Đơn giản hóa cuộc sống.

- Tập thể dục thường xuyên.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...