Bệnh Tim mạch
Bệnh tim mạch là gì?
Thuật ngữ “bệnh tim” thường được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “bệnh tim mạch.” Bệnh tim mạch thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến một cơn đau tim, đau ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ. Một số vấn đề về tim khác, ví dụ như những người có ảnh hưởng đến cơ bắp, van tim hoặc nhịp tim, cũng được coi là một dạng của bệnh tim.
Bệnh Tim mạch là các tình trạng liên quan tới sức khỏe của trái tim. Các bệnh tim liên quan bao gồm:
+ Các bệnh mạch máu, ví dụ như bệnh động mạch vành.
+ Vấn đề về nhịp tim hay còn gọi là loạn nhịp tim.
+ Khuyết tật tim bẩm sinh.
Tại sao bạn nên quan tâm về bệnh Tim (bệnh tim mạch)?
Mỗi năm có khoảng 15,7 triệu trường hợp tử vong do bệnh tim và suy tim. Ở Việt Nam, những người có các biến chứng tăng huyết áp ngày càng tăng đáng kể.
Bệnh Tim có thể xảy ra cho bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và lối sống. Hơn nữa, bệnh tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nó đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận, thậm chí là suốt đời. Khi các phương pháp điều trị này không thành công, bạn cần phải thực hiện những ca phẫu thuật tốn kém và phức tạp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Tim mạch
Có nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố đó là:
- Hút thuốc:
Hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên...
- Ít hoạt động thể lực:
Lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành...
- Thừa cân:
Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
- Căng thẳng (stress):
Các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Tăng cholesterol máu:
Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.
- Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và phát triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên... Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
- Đái tháo đường:
Bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên... Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
- Yếu tố gia đình liên quan đến tim mạch:
Một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
- Tuổi ảnh hưởng đến tim mạch:
Nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Triệu chứng của bệnh Tim mạch
Triệu chứng thường xảy ra đối với người bị Tim mạch:
Mệt mỏi cực độ:
Trước khi bệnh phát tác 1 vài tuần thì cơ thể có cảm giác mệt mỏi như bị sốt, cảm. Cảm giác mất hết sức lực, không còn sức để bê, vác, cầm 1 số đồ vật mà sức nặng chỉ có khoảng 5 đến 7kg.
Cơ thể đau nhức toàn thân:
Có cảm giác căng nhức xung quanh tất cả vùng ngực. Cảm thấy đau tức, bị chèn ép các vùng ở xương ức, vai, cổ… Nhưng đối với phụ nữ thì không có hiện tượng căng nhức ngực.
Chóng mặt, buồn nôn:
Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác chóng mặt, tiêu hóa không tốt, nôn mửa. Tuy người bệnh có cảm giác chịu được những cũng không nên xem nhẹ kho gặp phải hiện tượng này.
Đổ mồ hôi nhiều, liên tục, thường xuyên:
Thường bị đổ mồ hôi trong các trường hợp không rõ nguyên nhân và ra mồ hôi nhiều. toàn thân ướt đẫm, khiến sắc thái cơ thể, mặt mũi bị nhợt nhạt, mệt mỏi
Khó thở:
Khi gặp hiện tượng này thì cần chú trọng cẩn thận hơn, vì đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Nó làm cho người bệnh khó thở, thở hổn hên khi giao tiếp, nói chuyện…
Mất ngủ thường xuyên:
Khi có hiện tượng mắc bệnh thì người bệnh thường lâm vào trạng thái khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và rồi không ngủ được nữa, đây cũng có thể là hiện tượng nguy cơ xảy ra mắc bệnh động mạch vành.
Cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Biến chứng của bệnh tim mạch
Tai biến mạch máu não
Khi tim đập nhanh bất thường sẽ gây biến chứng tai biến, biến chứng này có thể gặp phải ở một trong hai loại là tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não. Nhịp tim tăng cao làm dòng máu lưu thông nhanh, chúng di chuyển các cục huyết khối lên cao, khi gặp thành động mạch hẹp do mảng xơ vữa tích tụ lâu ngày, những cục huyết khối sẽ làm tắc sự lưu thông của dòng máu đột ngột. Não chỉ thiếu máu 10 giây có thể bị rối loạn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến não chết mà không thể hồi phục.
Huyết áp cao
Huyết áp vượt quá mức 140/90mmHg là do sự co bóp bất thường của tim, thường gặp nhất ở những người bị hở van tim, rung nhĩ... Khi nhịp tim đập bất thường làm dòng máu tăng nhanh, gây áp lực lên thành động mạch quá lớn, vượt quá mức 140mg/90mmHg khiến người bệnh bị cao huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ do vỡ động mạch.
Xơ vữa động mạch
Lượng cholesterol trong máu quá cao, trên 200mg/100ml máu sẽ tạo ra những mảng bám trên thành động mạch, gây ra những mảng xơ vữa. Những mảng bám này sẽ khiến động mạch giảm đáng kể sự đàn hồi, làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Cơn tai biến hay đau tim có thể xảy ra khi những mảng bám dày đặc làm cho máu không thể lưu thông.
Suy tim
Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể là biến chứng của nhiều dạng bệnh tim như: bệnh van tim, nhiễm trùng tim, bệnh cơ tim...
Phình mạch
Bệnh tim mạch có thể gây ra chứng phình động mạch, một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Phình mạch là một phần lồi ra ở thành động mạch, nó có thể bị vỡ dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Ngừng tim đột ngột
Ngừng tim đột ngột có thể là biến chứng của các bệnh tim thường gặp như: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh... Bệnh nhân sẽ đột nhiên bị ngã quỵ, tim ngừng đập, não ngừng tưới cho các cơ quan trong cơ thể và gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân như ngừng thở và không bắt được mạch. Ngừng tim đột ngột nếu không điều trị ngay lập tức sẽ dẫn tới tử vong.
Cách chuẩn đoán bệnh Tim mạch
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tim (bệnh tim mạch)?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch vành dựa trên bệnh sử của gia đình, các yếu tố nguy cơ của bạn, xét nghiệm thể chất và các kết quả xét nghiệm và thủ tục khác.
Không có phươn pháp duy nhất nào có thể chẩn đoán bệnh tim mạch vành. Nếu bác sĩ nghĩ bạn mắc bệnh tim mạch vành, bác sĩ có thể thực hiện một hay nhiều phương pháp y tế để chẩn đoán chính xác hơn.
Những kỹ thuật y tế khác có thể giúp chẩn đoán bệnh tim là gì?
Bên cạnh các xét nghiệm máu và chụp X-quang, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim có thể bao gồm:
+ Điện tâm đồ (ECG).
+ Máy theo dõi Holter.
+ Siêu âm tim.
+ Đặt ống thông tim.
+ Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
+ Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
Cách điều trị bệnh Tim mạch
1. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng điều độ
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng điều độ rất tốt cho bệnh nhân tim mạch vì giúp điều hòa tim mạch, điều hòa ổn định huyết áp, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Mỗi ngày có thể tập 30 phút như: đi bộ, đi xe đạp, tập yoga, khí công, bơi lội… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bệnh nhân tim mạch không nên tập thời gian dài và tập các môn thể dục mạnh dễ gây tổn thương cho tim, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong quá trình tập cần bổ sung nước, tránh mất nước gây ngất xỉu.
2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ăn ít chất béo giúp bệnh nhân tim mạch có sức khỏe tốt hơn và chống lại các căn bệnh tim mạch.
Nên ăn ít chất béo bão hòa có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt, mỡ động vật… Không ăn nước xào, nước ninh xương ống, xương cục; không ăn da, đầu, cổ, cánh, chân của các loại gia cầm; hạn chế ăn nội tạng động vật.
Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu mỡ, các thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế cần hạn chế những loại đồ ăn này để tim được khỏe hơn.
Ảnh minh họa
3. Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia dễ mắc nhiều bệnh tậ nguy hiểm, trong đó nguy cơ mắc bệnh mạch vành rất cao. Đồng thời, hút thuốc lá, uống rượu bia còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và dày máu làm cho khả năng bị đông máu tăng cao, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ.
Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim, dó đó cần tránh xa khói thuốc lá.
4. Dùng thuốc điều trị bệnh
Khi bị bệnh tim mạch, ngoài các biện pháp điều trị bệnh như đã nói ở trên, chúng ta cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ, tuyệt đối dùng thuốc theo đơn điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc điều trị.
Ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim của bạn. Các loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn đang mắc phải.
Các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật. Nếu thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tim của bạn.
Phòng tránh bệnh Tim mạch
1. Nói không với thuốc lá:
– Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh ho lao, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Và có thể các bạn chưa biết rằng, hút nhiều thuốc lá cũng dẫn đến bệnh tim. Nó cực kì nguy hiểm với hàng nghìn chất độc hại dần dần hủy hoại cơ thể bạn.
2. Duy trì trọng lượng cơ thể:
– Với những nguy cơ bệnh tim mạch cao, cân nặng đóng một vai trò không nhỏ. Hãy duy trì trọng lượng cơ thể bạn bằng việc kiểm soát cân nặng thường xuyên, qua đó có chế độ tập luyện và ăn uống hợp lí nhất.
3.Tập thể dục điều độ:
– Đặc biệt với những người ở độ tuổi trung niên trở lên, việc tập thể dục điều độ là vô cùng quan trọng. Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai. Làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
4. Giảm ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật:
– Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và mỡ động vật khiến cơ thể bạn tăng cholesterol trong cơ thể, dẫn đến các bệnh về tim. Bạn không nên ăn các thức ăn có nhiều bơ sữa, chất béo như các đồ chiên rán. Chúng sẽ gây ra bệnh béo phì và bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.
5. Ăn nhiều chất xơ:
– Các chất xơ có trong rau củ quả sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể, duy trì sức khỏe và sống lâu hơn.
Sử dụng các loại hạt:
– Nên ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí…chúng sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những loại dầu tốt có lợi cho sức khỏe.
6. Tránh stress:
– Nhiều căng thẳng quá dồn nén không có lợi cho người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch, nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim. Hãy luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất. Để làm được điều này bạn cần cân bằng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Luôn lạc quan và vui vẻ, suy nghĩ theo hướng tích cực trước mọi vấn đề xấu, khi làm được điều này đã giúp sức khỏe của mình tốt hơn, sống lâu và sống khỏe hơn mỗi ngày.
Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Tim mạch, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.
Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời