Bệnh Tiểu Không Kiểm Soát

Bệnh Tiểu Không Kiểm Soát

Bệnh tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không kiểm soát (Urinary incontinence) là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu. Người bệnh sẽ bị mất khả năng kiểm soát bàng quang và dẫn tới là sẽ tiểu són ra ngoài, thậm chí nhiều trường hợp cần phải mang tã. 

Tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu.

Tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu.

Tiểu không kiểm soát áp lực thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Người mắc tiểu không kiểm soát áp lực có thể cảm thấy tự ti, thu mình hay hạn chế trong làm việc và đời sống xã hội, đặc biệt là trong các hoạt động thể dục và vui chơi giải trí. 

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu không kiểm soát là gì?

Hiện nay, căn bệnh trên có ba dạng phổ biến nhất là tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng, tiểu không kiểm soát cấp kỳ và tiểu không kiểm soát khi đầy bàng quang.

Tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng:

Tình trạng này xảy ra khi thực hiện một số hoạt động như ho, hắt hơi, nâng vật, tập thể dục. Bệnh cũng có thể gây ra do mang thai, sinh đẻ hoặc lão hóa.

Tiểu không kiểm soát cấp kỳ:

Là tình trạng nước tiểu chảy ra khi cần đi vệ sinh gấp. Bệnh có thể gây ra bởi thuốc, caffeine, thức uống có cồn hoặc lão hóa.

Tiểu không kiểm soát khi đầy bàng quang:

Là trường hợp bàng quang luôn luôn có nước tiểu. Người bệnh có cảm giác không đi tiểu hết được và nước tiểu sẽ nhỏ giọt suốt ngày. Nhiều vấn đề về bàng quang sẽ trở nên nặng hơn vào thời kì mãn kinh.

Tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng.

Tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng.

Ngoài ra các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh trên như sau:

- Giới tính: Thường thì nữ dễ bị mắc phải căn bệnh trên. Sự khác biệt này là do các tình trạng mang thai, sinh đẻ, mãn kinh và giải phẫu ở nữ. Tuy nhiên, nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt có nguy cơ tiểu không kiểm soát khi đi vệ sinh gấp hoặc do bàng quang quá đầy.

- Tuổi tác: Khi lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi. Những thay đổi này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Thừa cân:

Tình trạng này làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm chúng yếu đi và gây nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.

- Các bệnh lý khác: Bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh tiểu không kiểm soát là gì?

Các triệu chứng thường gặp nếu người bệnh mắc phải căn bệnh, họ có thể bị rỉ nước tiểu khi:

Tập thể dục nâng cao sức khỏe.

Tập thể dục nâng cao sức khỏe.

- Ho.

- Hắt hơi.

- Cười.

- Ngồi xuống.

- Ra khỏi xe hơi.

- Nâng vật nặng.

- Tập thể dục.

- Quan hệ vợ chồng.

Việc tiểu không kiểm soát có thể không xảy ra trong tất cả các tình huống trên nhưng bất kì hoạt động tăng áp lực có thể khiến việc ra nước tiểu không kiểm soát xảy ra đặc biệt là khi bàng quang đang đầy.

Cách điều trị bệnh tiểu không kiểm soát như thế nào?

Làm khỏe cơ thắt vùng chậu thường là bước đầu tiên để kiểm soát tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng. Bài tập giúp thắt chặt các cơ này gọi là bài tập Kegel. Nếu bài tập Kegel không giúp ích, các bài tập vật lý trị liệu đặc biệt có thể được áp dụng cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Các liệu pháp này bao gồm phản hồi sinh học và kích thích điện.

Làm khỏe cơ thắt vùng chậu thường là bước đầu tiên để kiểm soát tiểu không kiểm soát.

Làm khỏe cơ thắt vùng chậu thường là bước đầu tiên để kiểm soát tiểu không kiểm soát.

Các thiết bị đặc biệt gọi là vòng nâng cũng có mặt thị trường để điều trị tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng. Các thiết bị này có thể được dùng để nâng đỡ các cơ quan chẳng hạn như bàng quang. Đôi khi vòng nâng hữu ích khi bệnh nhân chỉ bị rỉ nước tiểu trong một số hoạt động cụ thể như chạy bộ, thể dục nhịp điệu và đua ngựa.

Bước đầu tiên trong điều trị tiểu không kiểm soát khi đi vệ sinh gấp thường là tập đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định. Người bệnh có thể điều chỉnh thời gian giữa các lần đi tiểu được 3 tiếng vào ban ngày mà không bị rỉ nước tiểu ra ngoài. Thỉnh thoảng thuốc có thể hỗ trợ tập luyện cơ bàng quang. Các thuốc này có thể gây khô miệng hoặc mắt nhưng nhìn chung có thể hiệu quả tốt với bệnh. Nhiều phẫu thuật có thể được dùng để điều trị tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng. Các chuyên gia như bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ niệu khoa sẽ thực hiện các phẫu thuật này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...