Bệnh tiểu đường gây ra nhiều tình trạng về tim ở phụ nữ

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều tình trạng về tim ở phụ nữ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Bệnh tiểu đường có thể gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn là nam giới, ít nhất là khi họ gặp rắc rối về tim.

Nhiều bằng chứng cho thấy trung bình bệnh tim xảy ra sớm hơn 15 năm ở những người mắc bệnh tiểu đường và là nguyên nhân chính gây bệnh, thậm chí tử vong. Ở phụ nữ, mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim đặc biệt mạnh mẽ.

Mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều phụ nữ tử vong vì bệnh tiểu đường hơn nam giới (2,1 triệu so với 1,8 triệu), trích dẫn thông tin từ các nhà nghiên cứu.

Bệnh tim mạch vành là loại bệnh tim phổ biến và gây tử vong cao nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thông thường những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, họ có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành cao gấp 1,8 lần so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Còn ở nam giới bị tiểu đường, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Còn ở bệnh động mạch ngoại biên, cuối cùng có thể dẫn đến cắt cụt chân - là dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất của bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, và nó thường xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ (gấp 1,8 lần so với nam giới).

Suy tim là dấu hiệu ban đầu phổ biến thứ hai của bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Cho đến nay, nhiều phụ nữ bị bệnh tiểu đường có nguy cơ suy tim cao gấp 5 lần so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Còn ở nam giới bị tiểu đường nguy cơ mắc căn bệnh này cao gấp 2 lần so với nam giới không mắc bệnh tiểu đường.

Và trong nghiên cứu này, các chuyên gia đang cố gắng xác định lý do tại sao suy tim lại phổ biến ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hơn nam giới, trích dẫn thông tin từ bài báo được công bố trên European Journal of Preventive Cardiology.

Từ đó các nhà nghiên cứu lưu ý rằng số người mắc bệnh tiểu đường có thể nhảy vọt lên 629 triệu trường hợp trên toàn thế giới vào năm 2040.

Việc thực hiện một lối sống lành mạnh được xem là chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Việc thực hiện một lối sống lành mạnh được xem là chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Và nếu bệnh tiểu đường của ai đó đang phát triển, thì điều quan trọng mà họ cần quan tâm là ngăn ngừa các biến chứng về tim.

“Để phòng ngừa biến chứng tim mạch, người bệnh cần thực hiện những điều như sau kiểm soát đường huyết, huyết áp, giảm cân, phòng tránh béo phì đặc biệt là béo bụng, hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc, tăng cường vận động thể lực…”

Mặt khác với mức độ béo phì đang gia tăng trong xã hội, điều này đã dẫn đến ​​sự gia tăng lớn về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. Và mọi người đều biết rằng bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh liên quan đến lối sống, do đó mọi người có thể ngăn chặn quá trình này bằng những hành vi và thói quen tốt hơn, tác giả cao cấp, Joline Beulens, từ Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam, Hà Lan, chia sẻ.

Ngoài ra trong một thông cáo trên báo chí Beulens còn chia sẻ thêm rằng: Quản lý lối sống được xem là dòng điều trị đầu tiên cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng nếu điều này không thể kiểm soát được lượng glucose (đường trong máu), thì nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, khi đó việc tiến hành điều trị hạ glucose nên được bắt đầu như là một liệu pháp thứ hai.

“Với điều trị hạ glucose thường được thực hiện tùy vào tình trạng của bệnh nhân:

Đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ - Chỉ cần 10-15g carbohydrate uống là glucose máu nhanh chóng trở lại bình thường (uống đường, nước đường). Cần nhớ, không dùng socola và kem để điều trị hạ glucose máu cấp. 

Đối với những trường hợp ở mức độ trung bình - Có thể dùng đường uống để can thiệp, nhưng cần thời gian lâu hơn và liều dùng cao hơn để glucose máu trở lại bình thường. Ngoài ra, có thể dùng glucagon tiêm bắp hoặc dưới da kết hợp với uống carbohydrat (đường, nước đường).

Đối với những trường hợp hạ glucose máu nặng - họ có thể được dùng Glucagon, Glucose qua đường tĩnh mạch,...”

Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...