Bệnh Tiêu Chảy Liên Quan Đến Kháng Sinh

Bệnh Tiêu Chảy Liên Quan Đến Kháng Sinh

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là bệnh gì?

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là tình trạng đi tiêu ra phân lỏng, nhiều nước, liên tục (hơn ba lần một ngày) sau khi uống thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn (kháng sinh).

Thông thường, tình trạng này tương đối nhẹ và không cần điều trị. Tiêu chảy thường sẽ tự hết trong vòng vài ngày sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc (kháng sinh). Tuy nhiên nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phải dừng hoặc đổi loại thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là gì?

Hiện tại nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định, nhưng có thể là do các loại thuốc kháng khuẩn (kháng sinh) phá vỡ sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa.

Hầu như tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra bệnh này. Sau đây là một số loại kháng sinh phổ biến nhất bao gồm:

  • Cephalosporin như cefixime (Suprax®) và cefpodoxime.
  • Penicillin chẳng hạn như amoxicillin (Amoxil®, Larotid®, các biệt dược khác) và ampicillin.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, chẳng hạn như:

  • Từng bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong quá khứ.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
  • Điều trị nhiều hơn bằng một loại thuốc kháng sinh.

Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là gì?

Hiện tại, các triệu chứng thường thấy của tiêu chảy liên quan đến kháng sinh:

  • Phân lỏng.
  • Đi tiêu thường xuyên hơn.

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể sẽ xảy ra khoảng một tuần sau khi người bệnh bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi tiêu chảy và các triệu chứng khác cũng có thể không xuất hiện sau nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần sau khi đã kết thúc điều trị kháng sinh.

C. difficile là loại vi khuẩn tiết độc tố gây viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh, đây cũng có thể là tác nhân gây ra căn bệnh này, gây rối loạn cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột. Ngoài phân lỏng, nhiễm trùng C. difficile có thể gây ra:

  • Đau bụng dưới và đau quặn.
  • Sốt nhẹ.
  • Buồn nôn.
  • Chán ăn.

Một trong những biến chứng thường gặp nhất là mất dịch và chất điện giải (mất nước). Trong đó, tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm miệng rất khô, khát nước dữ dội, tiểu ít hoặc không đi tiểu và cơ thể yếu.

Những phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là gì?

Bước đầu tiên của trong điều trị căn bệnh này là xem xét mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

Nếu người bệnh bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng có thể tự hết trong vòng một vài ngày sau khi họ kết thúc điều trị kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên họ nên ngừng điều trị kháng sinh cho đến khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị nhiễm C. difficile, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây tiêu chảy. Còn đối với những trường hợp có loại nhiễm trùng này, các triệu chứng tiêu chảy có thể tái phát và cần được điều trị lại.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...