Bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm

Bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm

Bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống.

Hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng vị trí hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bệnh thường gặp ở cả nam lẫn nữ và độ tuổi thường mắc bệnh phổ biến nhất từ 30 - 50 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm là gì?

Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: Nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống.

Cấu trúc bao gồm: Nhân nhầy và bao xơ bên ngoài.

Cấu trúc bao gồm: Nhân nhầy và bao xơ bên ngoài.

Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Khi đó, các hoạt động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách, xoay người đột ngột hoặc các chấn thương như té ngã, bước hụt chân... sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, làm chúng dễ bị thoát vị.

Triệu chứng bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm

1. Rối loạn đại tiểu tiện

- Thoát vị đĩa đệm làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chính vì thế mà làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loại cơ tròn, khi đó có thể làm cho người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được... Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.

2. Ảnh hưởng tới thần kinh

Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương và gây đau nhức khó chịu... Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ thì các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây đau ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống tay chân. Đặc biệt là khi vận động hoặc làm việc nặng...

3. Gây liệt tàn phế

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là gây tàn phế suốt đời, khi đó người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm 1 chỗ mà không thể đứng lên hoặc đi lại được... Vì vậy người bệnh cần phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng này.

Bệnh có thể gây ra tàn phế nếu không được điều trị.

Bệnh có thể gây ra tàn phế nếu không được điều trị.

4. Bị teo cơ

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống mà còn gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, tình trạng này lâu dần mà không có cách khắc phục có thể làm cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo khiến cho người bệnh mất khả năng lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân.

Tổn thương sau khi bị chèn ép bởi bệnh thoát vi đĩa đệm sẽ làm máu không nuôi cơ.

5. Rối loạn cảm giác

Như đã nói ở trên bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh do đó những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

6. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể đi tiếp được, muốn đi tiếp được thì phải nghỉ ngơi một lúc thì mới bước đi được... Hội chứng này còn được biệt là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng.

Điều trị bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm

Để trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.

Tập cho đốt sống.

Tập cho đốt sống.

- Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng), dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser, châm cứu.

- Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).

- Một biện pháp điều trị quan trọng là thông qua sự can thiệp của biện pháp phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng.

Phòng chống bệnh Thoát Vị Đĩa Điệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản như sau:

Luôn duy trì nếp sống lành mạnh.

Luôn duy trì nếp sống lành mạnh.

- Sống lành mạnh: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.

- Duy trì cân nặng bình thường: Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…

- Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế để phòng tránh tật gù vẹo cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm sau này. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.

- Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. Nên dùng giày dép vật liệu mềm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...