Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai

Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là một trường hợp của bệnh thoái hóa xương khớp trong đó bao gồm sự tổn thương của sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch. Thoái hóa khớp vai thường được biểu hiện bởi các rối loạn về cấu trúc, chức năng của khớp vai, có thể bao gồm cả tổn thương của túi hoạt mạc.

Nhiều người vẫn cho rằng thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay đang có rất nhiều người trẻ dễ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống thì thoái hóa khớp vai đang dần phổ biến, trở thành một trong những bệnh xương khớp được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Cơ vai bị viêm và bị rách.

Cơ vai bị viêm và bị rách.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Khớp vai có cấu tạo rất phức tạp với 5 khớp nhỏ cùng hệ thống như các dây chằng, gân, cơ tập trung dày đặt xung quanh khớp. Ngoài ra, khớp vai còn có mối liên hệ chặt chẽ với các dây thần kinh vùng cổ và phần lưng phía trên. Do đó, thoái hóa khớp vai không chỉ gây ảnh hưởng đến khớp mà còn khiến các vùng lân cận khi bị tác động.

Khi khớp vai bị thoái hóa, các hoạt động có sử dụng đến cánh tay đều bị hạn chế đáng kể, khớp dễ xảy ra tình trạng đau nhức, mỏi mệt, đôi khi còn gây cứng khớp, mất cảm giác,... Những nguyên nhân sau đây có thể là tác nhân gây bệnh sau:

- Tuổi tác:

Tuổi tác càng cao thì tình trạng thoái hóa xương khớp xảy ra càng nhanh, đặc biệt với một khớp phải vận động thường xuyên như khớp vai thì quá trình này diễn ra khá phức tạp. Đây là hiện tượng thoái hóa tự nhiên không thể tránh khỏi.

- Yếu tố nghề nghiệp:

Với những người thường xuyên làm các công việc khuân vác nặng nhọc hay sử dụng nhiều lực ở cánh tay và lặp đi lặp lại 1 động tác nhiều lần hoặc làm việc ít vận động khiến khớp yếu,...những yếu tố trên thường dễ gặp chấn thương vùng vai và có quá trình thoái hóa khớp vai diễn ra khá nhanh.

- Chấn thương:

Nếu khớp vai gặp chấn thương do tai nạn, va đập mạnh, té ngã,... có thể khiến tốc độ thoái hóa khớp vai diễn ra nhanh hơn, lực vai giảm rõ rệt, độ bền chắc cùng sự linh hoạt của sụn khớp kém hơn, sụn mau chóng bị bào mòn và khiến khớp trở nên yếu hơn.

- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, dị tật vai bẩm sinh, mắc một số bệnh xương khớp vùng vai, vận động hoặc chơi thể thao sai tư thế, cũng có thể gây thoái hóa khớp vai.

Cấu tạo bộ phận ở vai.

Cấu tạo bộ phận ở vai.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết bởi các dấu hiệu không rõ ràng, có thể gây nhầm lẫn với những cơn đau nhức khớp do làm việc quá sức hay cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian thì các biểu hiện càng dễ xác định, cụ thể như sau:

- Đau nhức tại khớp vai:

Ban đầu, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức tại khớp vai nhưng không rõ nguyên nhân, mức độ đau sẽ tăng dần theo thời theo thời gian, đặc biệt đau nhiều về đêm, sáng khi vừa ngủ dậy hoặc vận động mạnh.

- Khớp bị sưng đỏ:

Khớp vai có dấu hiệu nóng đỏ, bị sưng lên, nếu dùng tay ấn mạnh sẽ gây đau dữ dội, tình trạng sưng đau còn có thể ảnh hưởng đến phía sau gáy hoặc đến tận các ngón tay.

- Hạn chế vận động:

Việc xoay khớp vai, đưa cánh tay lên cao hoặc đưa ra sau, hay những thao tác đơn giản như cầm, nắm, vật, xoay cổ,... đều bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn.

- Cảm giác tê tay, lực tay yếu:

Cánh tay đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng tê nhức, thậm chí là mất cảm giác, không thể hoạt động trong thời gian ngắn.

- Khớp có dấu hiệu biến dạng:

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể khiến khớp vai, cánh tay có dấu hiệu biến dạng, cử động khó khăn, cơ bắp bị teo và co rút lại, mỏm vai nhô cao hơn bình thường,...

- Bại liệt cánh tay:

Trường hợp nặng nhất có thể gây bại liệt hoàn toàn cánh tay, mọi thao tác vận động hay cầm nắm đều không thể thực hiện.

Đau nhức, sưng, cảm giác tê...là các triệu chứng khi bị thoái hóa khớp vai.

Đau nhức, sưng, cảm giác tê...là các triệu chứng khi bị thoái hóa khớp vai.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

1. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp dân gian

- Phương pháp dân gian thường sử dụng những thảo dược tự nhiên như rễ cây, vỏ cây, lá cây...để ngâm rượu xoa bóp hoặc hơ lá nóng và đắp lên chỗ đau để giảm đau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách tác động cơn đau từ bên ngoài, không thể trị được nguồn gốc căn của căn bệnh trên nên chỉ có thể xem đây chỉ là giải pháp làm dịu cơn đau tức thời.

2. Điều trị hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu

- Thông thường với trường hợp viêm gân do thoái hóa khớp vai, có thể tập vật lý trị liệu song song với thuốc. Tùy vào mức độ tổn thương và thoái hóa của khớp vai, các bác sĩ đưa ra liệu trình với những bài tập khác nhau dành cho mỗi bệnh nhân.

Vật lý trị liệu khi bị thoái hóa khớp vai.

Vật lý trị liệu khi bị thoái hóa khớp vai.

3. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng Đông y

- Trong Đông y, có hai cách điều trị, một là châm cứu và hai là dùng các bài thuốc, tác động vào xương cốt để loại bỏ nguồn gốc căn bệnh trên. Đối với giải pháp châm cứu, bệnh có thể giảm được cơn đau và nhờ đó tăng hiệu quả điều trị đáng kể. Tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người mỗi khác, lại thêm mức độ bệnh không giống nhau nên không phải ai cũng có thể đạt được kết quả như mong muốn. Chẳng hạn, với những bệnh nhân bị thoái hóa đĩa sụn và vôi hóa khớp vai, chắc chắn phương pháp châm cứu không khác gì thuốc giảm đau tạm thời.

4. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng Tây y

- Thuốc Tây y thường dùng để trị thoái khớp thường là những thuốc giảm đau hoặc khám viêm. Nhưng dùng kháng sinh lâu dài tác dụng phụ sẽ đem đến những tác hại khôn lường, nhất là khi chúng còn hệ lụy đến cả chức năng của những bộ phận trọng yếu trong cơ thể như gan, tim, thận và dạ dày. Chưa kể thuốc kháng sinh hay giảm đau dùng trong thời gian dài sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch trong cơ thể, khiến nó dần trở nên suy yếu. Hơn thế, điều trị nội khoa bằng Tây y lại chỉ có thể tác động vào triệu chứng, không thể trị dứt điểm bệnh. Chính vì vậy, khi chọn phương pháp này, bạn phải hết sức suy xét theo từng trường hợp.

- Ngoài cách dùng nội khoa, trong không ít trường hợp thoái hóa khớp vai buộc phải dùng đến phẫu thuật. Đó có thể là trường hợp được thực hiện khi khớp bị hư hỏng nặng nề và ảnh hưởng đến chức năng khớp, đe dọa nguy cơ liệt.

Phòng chống điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Bổ sung đầy đũ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung đầy đũ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Tránh xa chất kích thích: Các chất như rượu bia, thuốc lá... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

- Lao động vừa sức: Để tránh sụn khớp bị tổn thương.

- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: Nên bổ sung vào thực đơn rau xanh và những loại thực phẩm giàu canxi sẽ giúp bạn có hệ xương khớp khỏe mạnh và làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa xương khớp.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...