Bệnh Thiếu Máu

Bệnh Thiếu Máu

Bệnh Thiếu Máu Là Gì?

Thiếu máu (thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha: Anemia, tiếng Pháp: Anémie, tiếng Đức: Anämie) là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố chức năng ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tuy thuộc nguyên nhân.

Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.

Ảnh Minh họa.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Thiếu máu cao:

Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể thèm ăn những thứ kỳ lạ như đá, đất sét. Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như bệnh thận cũng có nguy cơ này. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ "đèn đỏ" nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Bệnh kinh nhiên có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu.

Ngay cả ở tuổi dậy thì, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến khả năng bị thiếu máu. Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ em gái có nguy cơ cao hơn do có chu kỳ "đèn đỏ".

Các loại khác của thiếu máu bao gồm:

+ Thiếu máu do thiếu B12.

+ Thiếu máu do thiếu folate.

+ Thiếu máu do thiếu sắt.

+ Thiếu máu do bệnh mãn tính.

+ Thiếu máu tán huyết.

+ Thiếu máu bất sản vô căn.

+ Thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

+ Thiếu máu ác tính.

+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

+ Thiếu máu địa trung hải (Thalassemia).

Các Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Thiếu Máu

Mặc dù nhiều bộ phận của cơ thể có thể tạo ra hồng cầu nhưng hầu hết các hồng cầu được tạo ra tại Tủy xương. Tủy xương là mô mềm ở bên trong của xương là nơi sinh ra các tế bào máu.

Thông thường, đời sống các tế bào hồng cầu khỏe mạnh kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Các  cơ quan trong cơ thể sau đó loại bỏ các tế bào máu cũ. Một hormone gọi là erythropoietin (EPO) được tạo ra trong thận báo hiệu cho tủy xương tạo ra nhiều hồng cầu hơn.

Hemoglobin là protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Nó làm cho các hồng cầu có màu đỏ. Người bị thiếu máu không có đủ hemoglobin.

Ảnh Minh họa.

Một số nguyên nhân chính có thể gây thiếu máu bao gồm:

Chế độ ăn thiếu một số vitamin nhất định:

 

Một chế độ ăn uống thiếu chất sắt, vitamin B-12 và Folate sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

Rối loạn đường ruột:

Tình trạng rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non của bạn – chẳng hạn như bệnh celiac và bệnh Crohn – làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, các phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật đến các bộ phận ruột non của bạn, nơi các chất dinh dưỡng được hấp thụ, cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.

Kinh nguyệt:

Nói chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam và phụ nữ sau mãn kinh. Đó là bởi vì kinh nguyệt gây ra sự mất mát các hồng cầu.

Mang thai:

Nếu bạn đang mang thai, bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt vì sắt dự trữ phải phục vụ cho khối lượng máu tăng lên cũng như là một nguồn hemoglobin cho em bé của bạn phát triển.

Các bệnh mãn tính:

Ví dụ, nếu bạn bị ung thư, suy thận hoặc gan, hoặc một tình trạng mãn tính, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu của bệnh mãn tính. Những tình trạng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt hồng cầu. Dần dần, mất máu mãn tính từ một vết loét hay các nguồn khác trong cơ thể có thể làm cạn kiệt dự trữ sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Tiền sử gia đình:

Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ gia tăng tình trạng này.

Các yếu tố khác:

Một tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu và các rối loạn tự miễn, nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại, và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sản xuất tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

Các Triệu Chứng Bệnh Thiếu Máu

1. Những biểu hiện trên Não và Hệ Thần Kinh

- Đau đầu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị thiếu máu não. Bệnh nhân sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau hành hạ. Ban đầu, cơn đau thường chỉ xuất hiện ở một vùng cố định, sau đó sẽ lan dần ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Cơn đau có thể chỉ âm ỉ khó chịu nhưng cũng có khi đau dữ dội khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, thậm chí là không ngủ được.

– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai:

Những triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc không liên quan đến tình trạng đau đầu. Có khi cơn choáng váng, hoa mắt, chóng mặt xuất hiện vào lúc mà bạn không ngờ tới nhất, thậm chí nó có thể xảy ra khi bạn đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Khi cảm thấy những biểu hiện này, bạn cần tựa ngay vào đâu đó. Nếu không có chỗ bám thì hãy từ từ ngồi xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ rất dễ bị ngã ra đằng sau. Đối với người bị bệnh đặc biệt là người già, ngã như vậy rất nguy hiểm vì dễ gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.

– Mất ngủ: Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi là một vòng luẩn quẩn ám ảnh người bị thiếu máu não. Các cơn đau đầu làm người bệnh khó ngủ, ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, hay tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được. Ngược lại, những rối loạn giấc ngủ này lại làm nặng thêm tình trạng đau đầu. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú cũng như tinh thần để làm việc, tâm trạng hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.

– Suy giảm trí nhớ: Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ như: lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não,... Bên cạnh đó, thiếu máu não trong thời gian dài làm các tế bào thần kinh kém được nuôi dưỡng, lâu dần có thể bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ cũng là hệ quả tất yếu.

– Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thiếu máu lên não thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Ngoài ra, họ còn có thể bị đau dọc xương sườn và vùng vai gáy, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi. Việc tê bì chân tay và nhức mỏi toàn thân ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt của bệnh nhân. 

Ảnh Minh họa.

2. Những biểu hiện trên Mắt:

Hoa mắt, chóng mặt: Khi ngồi lâu một vị trí sau đó đứng lên bệnh nhân có hiện tượng choáng váng, không gian phía trước tối sầm lại và phải mất vài giây sau mới có thể lấy lại thăng bằng.

Đau nhức mắt, mỏi mắt:

+ Đau có thể do tình trạng mắt làm việc quá căng thẳng dẫn đến căng cứng các cơ quanh mắt gây tình trạng đau nhức mắt. Điều này hay xảy ra ở những người làm việc nhiều như đọc sách, sử dụng máy vi tính.

+ Đau dữ dội ở mắt có thể do tăng nhãn áp, có thể đi kèm buồn nôn và nôn.

+ Một số trường hợp do bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình lan truyền tới mắt làm mắt có cảm giác đau nhức

+ Những người vốn dĩ có bệnh lý ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể. Bệnh cũng thường xảy ra ở người cao tuổi do hiện tượng lão suy.

+ Khô mắt, mắt nhìn mờ: Bệnh nhân có cảm giác nhìn 1 vật thành 2, có hiện tượng quáng gà...

+ Cận thị, rối loạn thị giác.

Ảnh Minh họa.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như:

- Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là thể thông thường nhất của thiếu máu do không đủ lượng sắt trong máu. Sắt là thành phần chính của hemoglobin. Thiếu máu có thể do chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu. Một nguyên nhân khác của thiếu máu là xuất huyết trong dạ dày (vết loét) hoặc trong ruột (ung thư đại tràng).

- Thiếu máu tan huyết: Loại thiếu máu này xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc di truyền.

- Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Loại thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Ví dụ như khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn (thiếu máu ác tính) ngăn cản sự hấp thu vitamin bình thường của hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột yếu, một số thuốc và yếu tố di truyền có thể gây thiếu vitamin B12.

- Thiếu máu do thiếu axit folic: Tình trạng này tương tự như thiếu vitamin B12, nhưng không gây tổn thương đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, nó có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng, người phải sử dụng thuốc như phenytoin, sulfasalazine và có thể là thuốc ngừa thai hàng ngày, người uống rượu, người thường xuyên thiếu dinh dưỡng.

- Thiếu máu gây ra do sự bất thường của hồng cầu do di truyền: thường là hồng cầu hình liềm và thalassemia.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh làm cho hồng cầu có hình liềm. Những hồng cầu bất thường bị thương tổn và bị tiêu diệt khi di chuyển trong hệ tuần hoàn. Thiếu máu có thể gây ra tình trạng gọi là "cơn bột phát hồng cầu hình liềm". Cơn bột phát này có thể xảy trong trong điều kiện như độ cao, thay đổi áp suất và thiếu oxy. Lúc đó, hồng cầu dễ biến dạng và làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ, gây đau nghiêm trọng, kéo dài và những biến chứng khác.

Thalassemia là một nhóm của thiếu máu do sự bất thường của hemoglobin gây nên. Các thể của thalassemia thường nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng của trẻ em.

Các Phương Pháp Điều Trị và Phòng Chống Bệnh Thiếu Máu

Phương pháp 1: Thay đổi chế độ ăn và dùng thực phẩm bổ sung

1. Tăng lượng sắt nạp vào cơ thể

Nếu dùng viên uống bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ, dần dần bạn sẽ cải thiện được hàm lượng sắt trong cơ thể, từ đó có thể điều trị được bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Việc dùng thực phẩm bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm đi tiêu phân đen, rối loạn dạ dày, ợ nóng và táo bón. 

Nếu bạn chỉ bị thiếu máu nhẹ, có thể bác sĩ chỉ đề nghị bạn ăn thêm các thức ăn giàu sắt. Sau đây là các nguồn dồi dào chất sắt:

  • Thịt đỏ (thịt bò và gan).
  • Thịt gia cầm (gà và gà tây).
  • Hải sản.
  • Ngũ cốc và bánh mì bổ sung chất sắt.
  • Các loại đậu (đậu hạt; đậu lăng; đậu trắng, đậu đỏ và đậu nướng; đậu nành; đậu răng ngựa).
  • Đậu phụ.
  • Hoa quả khô (mận, nho và đào khô).
  • Rau bina và các loại rau xanh khác.
  • Nước ép mận.
  • Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, do đó bác sĩ thường đề nghị bạn uống một ly nước cam hoặc ăn các thức ăn giàu vitamin C kèm với viên uống bổ sung sắt.

Ảnh Minh họa.

2. Uống vitamin B12

Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin B12. Thông thường bác sĩ sẽ kê một liều B12 tiêm hoặc viên uống mỗi tháng một lần. Vì thế bác sĩ có thể theo dõi mức hồng cầu của bạn và quyết định thời gian điều trị. 

Bạn cũng có thể thu nạp vitamin B12 từ thức ăn. Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:

  • Trứng.
  • Sữa.
  • Phô mai.
  • Thịt.
  • Cá.
  • Sò.
  • Thịt gia cầm.
  • Thực phẩm tăng cường vitamin B12 (như sữa đậu nành và bánh kẹp chay).

Ảnh Minh họa.

3. Bổ sung Folate (acid Folic)

Acid Folic là một loại vitamin B khác cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Tình trạng thiếu hụt Acid Folic có thể gây thiếu máu, do đó bác sĩ có thể cho bạn uống thực phẩm bổ sung để điều trị bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng trung bình hoặc nặng, bác sĩ có thể tiêm Folate hoặc cho bạn uống Folate trong ít nhất 2-3 tháng.

Bạn cũng có thể bổ sung Folate qua chế độ ăn. Các thực phẩm có hàm lượng Acid Folic cao là:

  • Bánh mì, mì, gạo có bổ sung a-xít folic.
  • Rau bina và các loại rau lá xanh đậm.
  • Đậu mắt đen và đậu khô.
  • Gan bò.
  • Trứng.
  • Chuối, cam, nước cam, một số hoa quả và nước quả khác.

Ảnh Minh họa.

4. Hạn chế lượng rượu bia

Chất cồn có thể ngăn cản việc sản sinh các tế bào máu, tạo ra các hồng cầu khiếm khuyết và phá hủy vĩnh viễn các tế bào máu. Thỉnh thoảng uống một ly thì không gây tổn hại lâu dài nhưng việc thường xuyên uống nhiều có thể gây thiếu máu. Nếu đã bị thiếu máu, bạn nên chú ý hạn chế uống bia rượu, vì chất cồn sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Phương pháp 2: Điều trị y khoa

Ảnh Minh họa.

1. Truyền máu 

Nếu bạn bị thiếu máu trầm trọng do một căn bệnh mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị truyền máu. Bạn sẽ được truyền loại máu thích hợp qua tĩnh mạch. Phương pháp này cung cấp cho bạn một lượng lớn hồng cầu ngay tức thì. Thời gian hoàn thành việc truyền máu từ 1 đến 4 tiếng. Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu định kỳ.

2. Uống thuốc giảm sắt

Nếu thường xuyên truyền máu, mức sắt trong máu của bạn có thể tăng cao. Mức sắt cao gây tổn hại tim và gan, do đó bạn cần giảm lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ có thể tiêm hoặc kê toa thuốc cho bạn. Nếu bác sĩ kê toa thuốc, bạn cần hòa tan viên thuốc trong nước trước khi uống. Thông thường cần uống mỗi ngày một lần.

3. Ghép tủy xương 

Tủy xương có chứa tế bào gốc tạo ra các tế bào máu mà cơ thể cần. Nếu bạn bị thiếu máu do cơ thể không tạo ra được các tế bào máu hoạt động đúng chức năng (bệnh thiếu máu do suy tủy xương, bệnh thalassemia (một dạng rối loạn máu di truyền) hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm), bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương. Các tế bào gốc sẽ được tiêm vào máu và từ đó sẽ di chuyển đến tủy xương.
Khi các tế bào gốc đến tủy xương và được ghép ở đó, chúng sẽ bắt đầu tạo nên các tế bào máu mới có khả năng chữa bệnh thiếu máu.

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Thiếu Máu, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...