Bệnh Tăng Canxi Máu
Bệnh tăng Canxi máu là gì?
Tăng canxi máu (tên tiếng Anh là Hypercalcemia) đây là tình trạng nồng độ canxi trong máu của cơ thể trên mức bình thường. Điều này có thể làm xương yếu đi, tạo sỏi thận và ảnh hưởng tới chức năng của tim và não. Ngoài ra, bệnh Tăng canxi máu thường do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Bốn tuyến nhỏ này nằm đằng sau tuyến giáp. Các nguyên nhân khác gây tăng canxi máu như ung thư, một bệnh khác, một vài loại thuốc và do dùng quá nhiều thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
Tình trạng nồng độ canxi trong máu của cơ thể trên mức bình thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng Canxi máu là gì?
Ngoài việc làm chắc xương và răng, canxi còn giúp cơ co duỗi và truyền các tín hiệu thần kinh. Thông thường, nếu không đủ canxi trong máu, tuyến cận giáp sẽ tiết ra một hormone kích thích như sau:
- Xương đưa canxi vào máu.
- Hệ tiêu hóa hấp thụ nhiều canxi hơn.
- Thận thải canxi ít lại và hoạt hóa nhiều vitamin D hơn, đóng vai trò chủ chốt trong việc hấp thu canxi.
Vì thế khi lượng canxi quá ít trong máu và lượng canxi quá cao trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Sau đây là các nguyên nhân thường thấy của căn bệnh trên gây ra bởi:
Hệ tiêu hóa hấp thụ nhiều canxi hơn.
- Tuyến cận giáp làm việc quá mức:
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chứng tăng canxi máu là do tuyến cận giáp làm việc quá mức (cường cận giáp). Đó có thể là do một khối u lành tính của tuyến hoặc do 1 trong 4 tuyến lớn lên quá mức.
- Ung thư:
Ung thư phổi và ung thư vú cũng như một vài loại ung thư máu có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng canxi máu. Ung thư di căn xương cũng làm gia tăng nguy cơ mắc chứng tăng canxi máu.
- Các bệnh khác như bệnh lao và bệnh u hạt (bệnh sarcoidosis):
Có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu, làm hệ tiêu hóa hấp thu nhiều canxi hơn.
- Yếu tố di truyền:
Một rối loạn di truyền hiếm gặp là tăng canxi máu - canxi niệu gia đình có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu vì các thụ thể canxi trong cơ thể bị lỗi. Tình trạng này không gây ra các triệu chứng hoặc các biến chứng của chứng tăng canxi máu.
- Bất động:
Những người phải nằm hoặc ngồi trong thời gian dài có thể bị tăng canxi máu. Sau một thời gian, các xương không phải chịu sức nặng cơ thể sẽ đưa canxi vào máu.
- Mất nước nặng:
Nguyên nhân thường gặp của tình trạng tăng canxi máu nhẹ hoặc tạm thời là do mất nước. Khi cơ thể mất nước thì nồng độ canxi trong máu tăng lên do máu bị cô đặc.
- Dùng thuốc:
Một vài loại thuốc nhất định có thể làm gia tăng lượng hormone tuyến cận giáp.
- Dùng thuốc bổ:
Dùng quá nhiều thuốc bổ chứa canxi hay vitamin D trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu của bạn trên mức bình thường.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh tăng Canxi máu là gì?
Nếu bệnh tăng canxi máu chỉ ở mức độ nhẹ thì thường người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các trường hợp nặng hơn thường có các triệu chứng có liên quan tới các phần hoặc bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng gây ra bởi tình trạng canxi trong máu cao như:
Làm người bệnh lú lẫn, lơ mơ và mệt mỏi, trầm cảm.
- Thận:
Canxi trong máu cao đồng nghĩa với việc thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ nó. Việc này có thể làm người bệnh khát nước hơn và đi tiểu thường xuyên hơn.
- Hệ tiêu hóa:
Tăng canxi máu có thể làm người bệnh cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, nôn ói và táo bón.
- Xương và cơ:
Trong hầu hết các trường hợp, lượng canxi thừa trong máu được lấy ra từ xương, làm xương bị yếu đi. Điều này có thể làm người bệnh đau xương, yếu cơ và mắc bệnh trầm cảm.
- Não:
Tăng canxi máu có thể ảnh hưởng tới cách vận hành của não bộ, làm người bệnh lú lẫn, lơ mơ và mệt mỏi, trầm cảm.
- Tim:
Trong trường hợp hiếm, tăng canxi máu trầm trọng có thể ảnh hưởng tới tim, làm người bệnh cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực và ngất, loạn nhịp tim và các vấn đề khác.
Cách điều trị bệnh tăng Canxi máu
Nếu người bệnh bị tăng canxi máu nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi xương và thận của người bệnh để đảm bảo chúng vẫn khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để điều trị tình trạng tăng canxi máu.
Ngoài ra, các vấn đề có liên quan tới tuyến cận giáp hoạt động quá mức thường được chữa trị bằng cách phẫu thuật để lấy ra phần mô bệnh gây ra vấn đề đó.
Bác sĩ sẽ theo dõi xương và thận của người bệnh để đảm bảo chúng vẫn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, cũng có một số những trường hợp khác mà người bệnh có thể gặp phải:
- Tăng Kali máu.
- Hạ Kali máu.
- Tăng Protein máu.