Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Ở Trẻ Em

Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Ở Trẻ Em

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?

Tâm thần phân liệt ở trẻ em là là một dạng rối loạn tâm thần nặng ít phổ biến. Khi trẻ mắc căn bệnh trên sẽ gây ra các trở ngại về nhận thức, hành vi hoặc cảm xúc. Không những thế căn bệnh trên còn là sự kết hợp giữa ảo tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ và rối loạn hành vi làm ảnh hưởng đến khả năng của trẻ.

Dạng rối loạn tâm thần nặng ít phổ biến.

Dạng rối loạn tâm thần nặng ít phổ biến.

Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh Tâm thần phân liệt ở trẻ chưa được xác định rõ, nhưng các chuyên gia nghĩ nó có thể tương tự như tâm thần phân liệt ở người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp của gen, hoạt động hóa học trong não, yếu tố môi trường đóng vai trò góp phần gây nên rối loạn, đồng thời cũng chưa hiểu rõ tại sao tâm thần phân liệt sớm xuất hiện ở trẻ. 

Có thể do não tiết ra quá nhiều Dopamin và Glutamate cũng có thể gây ra tâm thần phân liệt. Một số nghiên cứu cho thấy trên hình ảnh học của não có sự khác nhau trong cấu trúc não và hệ thống thần kinh của người mắc tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng tâm thần phân liệt là bệnh của não bộ.

Sự kết hợp của gen, hoạt động hóa học trong não, yếu tố môi trường đóng vai trò góp phần gây nên rối loạn.

Sự kết hợp của gen, hoạt động hóa học trong não, yếu tố môi trường đóng vai trò góp phần gây nên rối loạn.

Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh trên chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt.

- Trải qua bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn.

- Đàn ông lập gia đình trễ sinh con muộn.

- Biến chứng trong thời kỳ mang thai như thai thiếu dưỡng hoặc nhiễm độc, nhiễm virus gây ảnh hưởng quá trình phát triển của não.

- Sử dụng thuốc ảnh hưởng trí tuệ lúc còn nhỏ.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?

Thực tế các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ có thể phát triển trong hơn 9 tháng và thường có biểu hiện nóng nảy hoặc trầm cảm. Đặc biệt, các triệu chứng có thể lúc đầu không khác nhiều so với những thay đổi tâm lý điển hình của thanh thiếu niên như khó ngủ, hay cáu gắt, thay đổi bạn bè, đạt điểm kém trong học tập.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể cảnh báo sớm trong việc thay đổi hành vi, cảm xúc, suy nghĩ sẽ giúp gia đình có thể lưu ý đến trẻ nhiều hơn. Sau đây là các triệu chứng thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:

1. Thay đổi trong suy nghĩ

- Thiếu tập trung.

- Luôn chìm trong những suy nghĩ của riêng mình.

- Thấy hoặc nghe những thứ không có thực (ảo giác).

- Rối loạn khi phân biệt giữa thực tế và các chương trình trên truyền hình.

- Những ý tưởng lạ lùng, vô nghĩa (ví dụ: nghĩ rằng người khác có siêu năng lực hoặc mình có thể giao tiếp với động vật).

- Luôn nghĩ rằng mọi người đều nói xấu sau lưng mình (hoang tưởng).

- Hay nói về quá khứ.

- Cảm thấy thiếu động lực.

2. Thay đổi trong cảm xúc

- Đôi khi rất vui nhưng lại buồn bã ngay sau đó.

- Chán nản.

- Tỏ ra tức giận.

- Nghiêm trọng thái quá vấn đề.

Đôi khi rất vui nhưng lại buồn bã ngay sau đó.

Đôi khi rất vui nhưng lại buồn bã ngay sau đó.

3. Thay đổi trong hành vi

- Không chớp mắt.

- Biểu hiện đờ đẫn, thiếu cảm xúc.

- Các biểu hiện lúng túng hoặc bất thường trên mặt hoặc cơ thể.

- Tự nói chuyện với chính mình.

- Sử dụng các câu nói kỳ lạ mà bố mẹ không thể hiểu được.

- Thay đổi nhanh các chủ đề khi đang trò chuyện.

- Phản ứng không thích hợp, chẳng hạn như cười trong khi đang xem một bộ phim buồn.

- Gặp rắc rối khi phải tiếp thu tín ngưỡng của người khác.

- Khó khăn trong việc kết bạn và kết nối với bạn bè.

- Thường tự cô lập bản thân.

- Sử dụng chất kích thích.

- Có hành vi đe dọa người khác.

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Hiện nay để điều trị căn bệnh trên cần mất một khoảng thời gian dài, thậm chí vẫn phải tiếp tục điều trị khi triệu chứng đã thuyên giảm.

Sau đây là các phương pháp điều trị được các bác sĩ lựa chọn của bệnh Tâm thần phân liệt ở trẻ em bao gồm:

Thuốc

- Việc sử dụng thuốc để điều trị căn bệnh trên nhằm giúp kiểm soát triệu chứng của ảo tưởng, ảo giác, mất niềm tin, thiếu cảm xúc.

- Nhìn chung mục tiêu điều trị là kiểm soát hiệu quả được triệu chứng và sử dụng liều lượng vừa phải. Tuy nhiên phụ thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa thêm một số loại thuốc giúp chống trần cảm, chống lo âu.

Tác dụng phụ của thuốc

Tuy nhiên tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và mối nguy hại cho sức khỏe, tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ em không giống như người lớn, thậm chí có thể nặng hơn. Vì thế gia đình nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc. Và khi có tác dụng phụ với nên báo với bác sĩ, khi đó bác sĩ có thể tăng giảm liều hoặc thay đổi thuốc.

Ngoài ra một số thuốc có thể tương tác và gây hại với thuốc đang dùng. Nên báo với bác sĩ các thuốc đang dùng như vitamine, bổ sung khoáng, thảo dược.

Liệu pháp tâm lý

Ngoài việc sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý cũng được dùng để giúp kiểm soát triệu chứng và điều chỉnh các rối loạn.

Cá nhân: Liệu pháp nhận thức hành vi, giúp trẻ học cách đối mặt với căng thẳng và thách thức trong cuộc sống hằng ngày, giúp giảm triệu chứng, giúp trẻ kết bạn.

Gia đình: Hỗ trợ và giáo dục định hướng cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình hiểu được căn bệnh trên và giúp trẻ vượt qua bệnh tình. Ngoài ra giúp trẻ cải thiện giao tiếp, giải quyết xung đột, xử lý căng thẳng.

Liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp tâm lý.

Huấn luyện kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng trong trường học và trong xã hội: Đây là một phần quan trọng trong điều trị. Khi trẻ mắc căn bệnh trên thường có trở ngại về các mối quan hệ trong xã hội và trường học.

Hướng nghiệp và hỗ trợ nghề: Giúp trẻ chuẩn bị, tìm kiếm và duy trì công việc tương lai.

Nhập viện

Khi triệu chứng trở nặng cần cho trẻ nhập viện ngay. Điều này cũng giúp bảo đảm an toàn cho trẻ, giúp trẻ được ăn uống đủ chất, ngủ ngon, và đảm bảo vệ sinh.

Biện pháp khắc phục

Thay đổi lối sống

Trẻ tâm thần phân liệt cần điều trị được chuyên sâu và cha, mẹ cần chủ động tham gia chăm sóc trẻ.

Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc

Giúp trẻ uống thuốc theo toa, ngay cả khi triệu đã thuyên giảm. Nếu ngưng thuốc hoặc dùng thuốc không thường xuyên, triệu chứng sẽ tái lại và sẽ khó chữa trị hơn.

Thích nghi

Thích nghi với bệnh là một thử thách đối với trẻ. Đôi khi thuốc có một số tác dụng phụ không mong muốn, làm cho cha, mẹ và cả trẻ có thể không kiên trì trong việc điều trị lâu dài. Để thích nghi với tình trạng này, cần hiểu một số vấn đề:

  • Hiểu về bệnh: Giáo dục để trẻ và ba mẹ có niềm tin, động lực thực hiện kế hoạch điều trị.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ: Các nhóm này giúp trẻ, ba mẹ đối mặt thử thách, chia sẻ các kinh nghiệm trải qua.
  • Tham khảo chuyên gia: Ý kiến của chuyên gia giúp ích rất nhiều. 
  • Tập trung mục tiêu phấn đấu: Đối mặt với bệnh là một quá trình liên tục, luôn đặt niềm tin mạnh mẽ vào kết quả điều trị.
  • Tham gia hoạt động ngoài trời: Môn yêu thích nào đó, hoạt động thể thao.
  • Dành thời gian nhất định: Cho việc chăm sóc sức khỏe.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...