Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh Sốt xuất huyết Là Gì?

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea - Congo và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Bệnh sốt xuất huyết do virus.

Bệnh sốt xuất huyết do virus.

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn ra theo mùa, thời điểm bùng phát bệnh dịch mạnh nhất là vào mùa mưa và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng đối với người trên 15 tuổi tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% năm 1999 lên đến 60% năm 2017. Theo các bác sĩ chuyên ngành, đây là điều rất đáng lo ngại vì người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Sốt xuất huyết

1. Muỗi vằn Aedes – nguyên nhân sốt xuất huyết tiềm ẩn hàng ngày

Muỗi vằn Aedes chính là trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi cái sẽ hút máu của người bệnh, từ đó, mầm bệnh (vi rút Dengue) sẽ ủ trong cơ thể chúng khoảng 10 ngày rồi truyền sang người lành.

Theo cơ chế đó, mức độ lây lan của bệnh rất cao và nhanh chóng. Có những nơi, muỗi sinh sôi, phát triển và truyền bệnh, dẫn đến dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu là do muỗi vằn.

Nguyên nhân chủ yếu là do muỗi vằn.

2. Thời tiết và môi trường sống

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm thích hợp cho sự sinh sôi của muỗi. Nước mưa còn tồn đọng ở nhiều nơi như trong chum, vại,… mà không được xử lí chính là môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng.
Nhiều hộ dân, nhất là ở vùng thôn quê, trồng nhiều cây cối xung quanh nhà, đó cũng là nơi thích hợp để muỗi ẩn nấp và sinh trưởng.

Ở các địa phương, trường hợp ngập úng diễn ra trên diện rộng, lợi dụng những khoảng nước ứ, muỗi sinh sản rất nhanh. Đây là nguyên nhân khó khắc phục khi tiến hành công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Cần đảm bảo môi trường sống xung quanh không có muỗi.

Cần đảm bảo môi trường sống xung quanh không có muỗi.

3. Không vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh

Nhiều hộ gia đình không làm tốt công tác phòng bệnh sốt xuất huyết như không vệ sinh nhà cửa và khu vực quanh nhà, phát hoang bụi rậm đã tạo môi trường cho muỗi sinh trưởng.

Các lu chứa nước mưa không được đậy kỹ lưỡng dẫn đến việc muỗi đẻ trứng và xuất hiện nhiều trong nhà. Từ đó, chúng truyền sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành.

Loại bỏ các lu chứa nước mưa không được đậy kỹ.

Loại bỏ các lu chứa nước mưa không được đậy kỹ.

Ảnh Minh Họa.

4. Nguyên nhân chủ quan

Có một nguyên nhân không thể ngờ đến có thể giải thích cho việc bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa. Đó chính là xuất phát từ thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh của con người. Phải biết rằng muỗi có thể sinh sống và phát triển ở ngay trong các lon hộp phế thải. Việc vất rác thải bừa bãi cũng chính là 1 tác nhân gây ra việc bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa.

Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều những nguyên nhân khác. Như các vật có thể chứa nước lâu ngày không được dọn dẹp hay vệ sinh, rác thải lâu ngày không đổ. Đây cũng chính là những nguyên nhân tiềm tàng gây ra bệnh sốt xuất huyết.

Một lý do nữa chính là sự chủ quan của con người. Đó là con người không cẩn thận đề phòng bệnh. Không dùng kem chống côn trùng, khi ngủ không mắc màn hay che kín người. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa.

5. Không cách ly người bệnh

Nếu phát hiện ra sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng được cách ly để tránh mầm bệnh lây lan do muỗi. Tuy nhiên, do tâm lý muốn gần gũi và chăm sóc người thân khi bị bệnh, gia đình thường không cách ly với bệnh nhân.

Cùng với đó, nơi ở của bệnh nhân cũng có thể có mầm bệnh tiềm ẩn. Song, nhiều người không nghĩ đến vấn đề vệ sinh nhà cửa này, dẫn đến bệnh có thể bị lây lan cho gia đình.

bệnh sốt xuất huyết có thể bị lây lan cho gia đình.

bệnh sốt xuất huyết có thể bị lây lan cho gia đình.

Ảnh Minh Họa.

Các Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Khi thấy những triệu chứng sau đây bạn nên đi đến bệnh viện ngay lập tức: Đau đầu, đau mình, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), sau đó xuất hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.

Sốt:

Sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39 - 40oC, sốt kéo dài 2 - 7 ngày, sốt kèm các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to, thường thì trẻ em sẽ hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban.

Hiện tượng xuất huyết:

Thường xuất hiện vào ngày thứ hai của bệnh sẽ có các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm. 

Xuất huyết ngoài da:

Biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. 

Xuất huyết ở niêm mạc:

Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. 

Xuất huyết tiêu hóa:

Nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều

Hội chứng thần kinh:

Đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt, trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng, không có biểu hiện màng não.

Sốc:

Là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. 

Dấu hiệu của sốc gồm: Trẻ mệt li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu. Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h.

Biểu hiện của các triệu chứng khi bị sốt xuất huyết.

Biểu hiện của các triệu chứng khi bị sốt xuất huyết.

Các Phương Pháp Điều Trị và Phòng Chống Bệnh Sốt Xuất Huyết

Chúng ta phải làm gì khi bị sốt xuất huyết?

- Xét nghiệm máu để xác nhận chính xác tình trạng bệnh:

Khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà khá phổ biến, tiện lợi, bệnh nhân không phải đợi chờ nhiều. Thông thường, xét nghiệm sau 24 giờ kể từ khi bị sốt sẽ cho kết quả chính xác nhất.

- Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống:

Thể trạng người bị bệnh sốt xuất huyết khá yếu, cần nghỉ ngơi và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên, bệnh nhân nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi... để bổ sung vitamin C, uống nhiều nước điện giải...

- Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên tắm nước nóng hay xông hơi:

Vì như vậy càng làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm. Bệnh nhân chỉ được lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.

Còn đối với trẻ em phải làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?

Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:

+Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.

+Cho ăn nhẹ như cháo, súp, sữa...

+Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…

+Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.

+Ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác, đặc biệt 2 loại là aspirin và Ibuprofen (vì gây thêm xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.

Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị khi bị sốt xuất huyết.

Cách điều trị khi bị sốt xuất huyết.

Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:

+Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã

+Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn

+Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Trước tình hình sốt xuất huyết Dengue đang bùng phát mạnh, áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn:

- Phun thuốc chống muỗi, kiến, gián.

- Dọn vệ sinh đặc biệt là các vũng nước có cơ hội cho muỗi sinh trưởng.

- Mắc màn khi ngủ.

- Sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt mọi lúc, nhất là ở nơi đông người để giảm nguy cơ nhiễm bệnh do muỗi đốt.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:

+ Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).

+ Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

+ Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

+ Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe...), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

Trang bị kiến thức cho mình và gia đình để ngăn chặn bệnh.

Trang bị kiến thức cho mình và gia đình để ngăn chặn bệnh.

Ảnh Minh Họa.

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Sốt Xuất Huyết, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...