Bệnh Sỏi Mật
Bệnh sỏi mật là gì?
Sỏi mật là những chất cặn lắng dạng rắn của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê ở phía bên phải bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật chứa dịch tiêu hóa được gọi là mật để đổ vào ruột non.
Sỏi mật có kích thước từ nhỏ (như một hạt cát) đến lớn (như một trái banh golf). Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi trường hợp có khi chỉ có một viên sỏi, nhưng đôi khi có thể có nhiều viên cùng một lúc.
Những chất cặn lắng dạng rắn của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật.
Sau đây là các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật bao gồm:
- Sỏi cholesterol:
Loại sỏi mật phổ biến nhất, được gọi là sỏi cholesterol, thường có màu vàng. Những sỏi mật này chủ yếu chứa cholesterol không tan, nhưng có thể chứa các thành phần khác.
- Sỏi sắc tố:
Những hòn sỏi màu nâu sậm hoặc đen này hình thành khi mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh trên tuy vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các bác sĩ cho rằng sỏi mật có thể xảy ra khi:
- Mật có chứa quá nhiều cholesterol:
Bình thường, mật chứa đủ các chất để hòa tan cholesterol được bài tiết từ gan. Nhưng nếu gan bài tiết nhiều cholesterol hơn khả năng hòa tan của mật, lượng cholesterol dư thừa có thể hình thành tinh thể và cuối cùng tạo sỏi.
- Mật có chứa quá nhiều bilirubin:
Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể phân hủy các tế bào hồng cầu. Một số tình trạng nhất định làm gan tạo ra quá nhiều bilirubin, bao gồm xơ gan, nhiễm trùng đường mật và các rối loạn máu nhất định. Bilirubin thừa thãi góp phần tạo thành sỏi.
- Túi mật luôn chứa đầy mật:
Nếu túi mật thường xuyên chứa đầy mật và có thể trở nên đậm đặc, góp phần hình thành sỏi mật.
Mặc dù nguyên nhân căn bệnh trên chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi mật bao gồm:
Mật có chứa quá nhiều cholesterol.
- Nữ giới.
- 40 tuổi trở lên.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Bất động.
- Đang mang thai.
- Chế độ ăn nhiều chất béo.
- Chế độ ăn nhiều cholesterol.
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Có tiền sử gia đình bị sỏi mật.
- Bị bệnh đái tháo đường.
- Giảm cân quá nhanh.
- Dùng thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc ngừa thai uống hoặc thuốc trị liệu nội tiết tố.
- Bị bệnh gan.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh sỏi mật là gì?
Thực tế cho thấy Sỏi mật có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu một viên sỏi nằm trong hệ thống ống mật và gây tắc nghẽn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Đau lưng giữa hai cánh tay..
- Đau đột ngột và tiến triển nhanh chóng ở 1/4 trên phải bụng.
- Đau đột ngột và tiến triển nhanh chóng ở vùng giữa bụng, ngay dưới xương sườn.
- Đau lưng giữa hai cánh tay.
- Đau ở vai phải.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đau do sỏi mật có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.
Điều trị bệnh sỏi mật
Hầu hết hiện nay các trường hợp bị Sỏi mật mà không gây ra triệu chứng thì sẽ không cần điều trị. Bác sĩ sẽ xác định căn bệnh trên có cần điều trị hay không dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm chẩn đoán.
Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên cảnh giác với các triệu chứng do các biến chứng sỏi mật, chẳng hạn như đau nhiều ở vùng bụng trên bên phải. Nếu dấu hiệu và triệu chứng sỏi mật xuất hiện trong tương lai thì bác sĩ có thể yêu cầu điều trị. Sau đây là các lựa chọn điều trị sỏi mật như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật):
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ túi mật, vì sỏi mật thường tái phát. Một khi túi mật được lấy đi, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, chứ không phải lưu trữ trong túi mật.
Các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt và một máy quay video nhỏ được chèn vào thông qua bốn đường vào ổ bụng trong quá trình cắt túi mật bằng nội soi. Bụng được thổi phồng bằng khí CO2 để cho các dụng cụ phẫu thuật đủ không gian để làm việc.
Thuốc làm tan sỏi mật:
Các loại thuốc đường uống có thể giúp làm tan sỏi mật. Nhưng có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để điều trị căn bệnh trên theo cách này và sỏi mật sẽ có thể hình thành lại nếu ngừng điều trị.
Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này không đem lại hiệu quả cao. Các loại thuốc cho sỏi mật không thường được sử dụng và được dành riêng cho những người không thể trải qua phẫu thuật.