Bệnh Sỏi Gan

Bệnh Sỏi Gan

Sỏi gan là bệnh gì?

Sỏi gan (hay còn sỏi đường mật trong gan, sỏi nhu mô gan) là căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu căn bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên rất nhiều biến chứng như ngộ độc gan, áp xe gan và thậm chí là suy gan.

Sau đây là 2 loại sỏi gan phổ biến mà mọi người thường mắc phải như: 

  • Sỏi bilirubin (thấy nhiều ở VN).
  • Sỏi cholesterol (thấy nhiều ở châu Âu). 

Đôi khi, sỏi mật cũng có thể hình thành trong các ống gan nên gọi là sỏi gan.

Những nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh sỏi gan là gì?

Hiện tại, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số các yếu tố có thể liên quan đến nguyên nhân gây sỏi gan bao gồm:

- Thói quen ăn uống nghèo nàn gây suy dinh dưỡng.

- Vấn đề di truyền (sự xuất hiện của các gen xấu).

- Sử dụng thường xuyên các loại thuốc tổng hợp.

- Sự bất thường của axit mật và cholesterol trong gan.

- Viêm đường mật do mật tích tụ trong gan.

- Tích lũy chất độc hại trong gan cũng như trong toàn bộ cơ thể.

- Giun từ ruột lên đường mật và gây nhiễm trùng. Giun thường ký sinh ở phần đoạn cuối của ruột non. Và vì một vài lý do nào đó mà giun đi ngược từ ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật trong gan. Vì thế khi giun hoạt động dẫn đến nhiễm khuẩn đường mật dẫn đến sự hình thành sỏi trong gan.

Những triệu chứng của sỏi gan là gì?

Hiện nay các triệu chứng sỏi gan rất đa dạng, liên quan đến vị trí, kích thước sỏi. Tuy nhiên, khác với sỏi túi mật, triệu chứng của căn bệnh này khá mơ hồ và không rõ ràng. Sau đây là một số triệu chứng bao gồm:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng trên (chủ yếu là ở phía bên phải), có thể chuyển dần xuống phía dưới của cơ thể.
  • Kiệt sức và đôi khi đổ mồ hôi đêm.
  • Viêm đường mật (nhiễm khuẩn gan).
  • Vàng da (vàng mắt và da do bilirubin tích tụ).
  • Tiêu hóa kém.
  • Chán ăn.
  • Giảm cân nhanh chóng.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Phân lỏng.
  • Buồn nôn.
  • Viêm cấp tính.
  • Sốt cao.
  • Ớn lạnh.

Các biến chứng sỏi gan

Cho đến nay, biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan là nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng. Những biến chứng có thể xảy ra như cơn sốt cao kèm theo hiện tượng rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rối loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng và mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.

Tuy nhiên nếu tình trạng này để lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm nhu mô gan bị tổn thương và theo thời gian sẽ gây ra xơ gan. 

Những phương pháp điều trị sỏi gan là gì?

Thông thường mục tiêu lớn nhất trong việc điều trị sỏi gan bao gồm xử lý hẹp đường mật, làm sạch sỏi, ngăn ngừa sỏi tái phát và phòng biến chứng sau điều trị. Sau đây là một số điều trị thường thấy ở căn bệnh này như sau:

Sử dụng thuốc:

Đa phần sỏi gan là sỏi sắc tố, trong khi thuốc làm tan sỏi Tây y chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol. Thì trong trường hợp bị biến chứng, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau, chống viêm… Theo chỉ định của bác sĩ.

Nội soi mật - tụy ngược dòng:

Phương pháp này giúp chẩn đoán và điều trị sỏi đường mật khá an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công trong việc điều trị thường khá thấp, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật cao. 

Nội soi đường mật xuyên gan qua da:

Đây là phương pháp can thiệp sỏi gan phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm vừa lấy được sỏi, kết hợp với xử lý hẹp đường mật. Phương pháp này thường được chỉ định khi nội soi mật tụy thất bại hoặc bệnh nhân đã từng điều trị nhiều lần.

Tán sỏi mật:

Tán sỏi mật có thể thực hiện bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi trong cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không đem lại hiệu quả cao, cần tiến hành nhiều lần và người bệnh có nguy cơ cao sẽ gặp biến chứng.

Phẫu thuật mở lấy sỏi gan:

Phương pháp này được áp dụng nhiều tại nước ta khi bệnh nhân đến khám có biến chứng, siêu âm thấy sỏi lớn hơn 1.5cm hoặc có nhiều sỏi trong gan. Lấy sỏi gan bằng cách mổ hở có ưu điểm là kết hợp được nhiều phương pháp, giúp giảm tỷ lệ sót sỏi và bị tái phát sau điều trị. 

Cắt một thùy gan:

Phương pháp này điều trị này cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo, những trường hợp bị hẹp đường mật trong gan, áp xe gan, xơ gan nên lựa chọn hình thức này để giảm thiểu tỷ lệ tử vong vì biến chứng. Tuy nhiên, cắt thùy gan cũng có thể gây ra những biến chứng dài hạn, do ảnh hưởng tới chức năng thải độc và chuyển hóa trong gan.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...