Bệnh Rối Loạn Trí Nhớ

Bệnh rối loạn trí nhớ là gì?
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. Các quá trình cơ bản của trí nhớ đó là: Ghi nhận, lưu trữ và tái hiện. Vì thế khi cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy trì hồi ức của ký ức, từ đó là kết quả gây ra bệnh Rối loạn trí nhớ.
cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn trí nhớ là gì?
Một số nguyên nhân phổ biến sau đây thường gây ra bệnh Rối loạn trí nhớ như sau:
- Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần.
- Sau chấn thương đầu như chấn thương sọ não,...
- Do các bệnh nhiễm khuẩn.
- Do nhiễm các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau.
- Do stress.
- Do chậm phát triển tâm thần và động kinh.
- Do Nghiện rượu.
- Suy giáp.
- Các khối u.
Ngoài ra căn bệnh trên thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng đôi khi cũng gặp cả ở những người trẻ tuổi:
- Đối với người lớn tuổi, tình trạng rối loạn trí nhớ dễ khiến họ bị lú lẫn, đi lang thang, không nhớ được việc cần làm,...
- Đối với người trẻ tuổi, rối loạn trí nhớ có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt,...
Rối loạn trí nhớ nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý tâm thần như bệnh hoang tưởng, bệnh trầm cảm,....
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh rối loạn trí nhớ là gì?
Giảm trí nhớ:
Là sự suy yếu các quá trình của trí nhớ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật Ribot). Biểu hiện sớm nhất là hiện tượng suy yếu khả năng tái hiện. Gặp trong loạn thần tuổi già, suy nhược thần kinh...
Tăng trí nhớ:
Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết rất nhỏ tưởng như không thể nhớ được. Ở đây chủ yếu là nhớ theo kiểu liên hệ máy móc. Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, say rượu bệnh lý, sốt nhiễm khuẩn...
Mất trí nhớ:
Trong những thời điểm hoặc hoàn cảnh nhất định, người bệnh không thể nhớ được cái gì đã xảy ra trong quá khứ. Bệnh nhân có thể quên toàn bộ, quên tất cả sự việc cũ và mới, quên những việc xảy ra sau khi bệnh. Đôi khi chỉ quên một phần như một số kỷ niệm, ngoại ngữ, từ ngữ...
Loạn trí nhớ:
Trong rối loạn này, không có sự gián đoạn các thông tin đưa vào, không có sự suy giảm khả năng nhớ, mà là sự lệch lạc về chất lượng của các ký ức được tạo ra. Người ta thường gặp các loại rối loạn nhớ sau đây như nhớ sai, nhớ dị biệt, nhớ bịa, nhớ ảo, viễn tưởng giả... Đây cũng là dấu hiệu khởi phát của chứng bệnh hoang tưởng.
Giảm, mất, tăng và loạn trí nhớ là các triệu chứng thường thấy.
Cách điều trị bệnh rối loạn trí nhớ
Hiện nay, phần lớn các Rối loạn về trí nhớ có thể chữa trị được nếu áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nếu rối loạn trí nhớ do các giác quan bị suy yếu (mắt nhìn hoặc tai nghe không rõ), khiến bệnh nhân khó ghi nhận chính xác những điều cần nhớ, vì thế chỉ cần tăng cường chức năng cho các giác quan đó (thay kính hoặc chọn một máy trợ thính thích hợp) để lấy lại trí nhớ.
- Nếu nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ là các bệnh lý về mạch (cholesterol quá cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp) làm cản trở tuần hoàn nuôi dưỡng tế bào não, cần điều trị kịp thời các bệnh này để tránh nguy cơ cho tim và não.
- Nếu suy giảm trí nhớ do lao lực quá độ hoặc stress về tinh thần (thường xảy ra ở người trẻ), người bệnh cần tạo điều kiện nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra, giấc ngủ tự nhiên là liều thuốc rất bổ ích để phục hồi trí nhớ và các hoạt động về trí tuệ. Cần tránh dùng thuốc an thần, thuốc gây ngủ vì chúng làm hại trí nhớ.
- Có chế độ ăn uống hợp lý với các muối khoáng giúp não hoạt động tốt như canxi, phốt pho, kali. Các axít béo có trong dầu cá (đặc biệt là axít docosahex acnoic), các vitamin A, B1, B6, B9, B12, C... đều cần thiết cho sự tái tạo và hoạt động của tế bào não. Phần lớn các chất kể trên có trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau quả...
- Cho não tập thể dục bằng cách học thuộc lòng một bài hát, một bài thơ..., ghi chép vào sổ tay những điều cần nhớ để luyện trí nhớ.
Hãy ăn các thực phẩm giúp bồi bổ trí não.
Phòng chống bệnh rối loạn trí nhớ
- Cải thiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày, tránh căng thẳng thần kinh.
- Sắp đặt công việc hàng ngày hợp lý.
- Lạc quan, yêu đời, tránh buồn chán, tránh cô đơn.
- Ngủ đủ giấc.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Có chế độ vận động hàng ngày.
- Tập thói quen đúng giờ giấc.