Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa

Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa

Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.

Ảnh Minh Họa.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Rối Loạn Tiêu Hóa

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, nhưng sau đây là 1 số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Rối loạn tiêu hóa:

Do việc ăn uống:

Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Việc ăn uống không hợp lí, tác động mạnh đến hoạt động của đương ruột, dạ dày. Như việc ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn chưa được sơ chế kĩ càng hoặc ăn uống không đúng cách, sử dụng quá nhiều thức ăn có tinh bột, đồ chiên, thức ăn khó tiêu hóa. Đồng thời ăn không đúng khoa học, ăn nhanh, nhai không kĩ, nuốt vội khiến thức ăn đưa xuống dạ dày khó bị phân hủy và thường gây ra đầy bụng, khó tiêu, nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày. 

Ăn uống không hợp lí là nguyên nhân chính gây nên bệnh

Do nhiễm khuẩn:

Việc nhiễm khuẩn thường gặp phải ở trẻ em nhỏ, bởi sức đề kháng trẻ còn yếu chưa thể chống chọi lại môi trường bên ngoài nên khả năng bị nhiễm khuẩn cao hơn ở người trưởng thành. Vì thế, môi trường xung quanh phải luôn được đảm bảo vệ sinh và có biện pháp giữ vệ sinh cho trẻ an toàn. Đối với trẻ nhỏ nên chú ý các vật dụng của trẻ chơi, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ. Ngoài ra, việc nhiễm khuẩn còn gặp trong thức ăn bị ngộ độc, thức ăn ôi thiu, thực phẩm sống... tình trạng này thường gây ra bệnh tiêu chảy.

Ảnh Minh Họa.

Do các bệnh lý khác:

Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi thấy các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng kéo dài, buồn nôn, đi phân lỏng hoặc táo bón... thì bạn nên cảnh giác vì đó có thể là báo hiệu của một số bệnh lý.

Do tác dụng phụ của thuốc:

Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Tốt hơn hết, trong các trường hợp phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

Ảnh Minh Họa.

Ngoài ra bản chất của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn - 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng rối loạn khuẩn ở đường ruột. Các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày cũng chính là mầm mống của các bệnh nguy hiểm ở đường ruột như viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa triền miên không điều trị dứt điểm cũng có nguy cơ bị các bệnh ung thư đường ruột.

Các Triệu Chứng Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa

Táo bón:

Là một triệu chứng đi ngoài khó khăn, phân cứng, đau bụng nhưng đi rất lâu mới có thể được và tình trạng đi tiêu cũng giảm hẳn. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ. Nguyên nhân chủ yếu là việc cung cấp thiếu chất xơ, thường xuyên ăn những thực phẩm khó tiêu, dư đạm hoặc do áp lực công việc, tâm lí, thường xuyên ngồi chỗ, ít vận động...

Tiêu chảy:

Là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều lần. Triệu chứng có 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Nguyên nhân chủ gây nên triệu chứng này là nhiễm khuẩn, virus qua thức ăn không sạch sẽ, không sơ chế đủ chín, hoặc môi trường ô nhiễm.

Việc thường hay mắc tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và đó là nguyên nhân chủ yếu làm trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Các hậu quả về lâu dài có thể xảy ra do hay mắc tiêu chảy như có thể chất yếu ớt và kém phát triển trí tuệ.

Đầy hơi, chướng bụng:

Có thể nói đây là triệu chứng thường gặp nhất, triệu chứng này thường khiến người bệnh khó chịu, luôn có cảm giác no và bụng thì chướng to lên. Đây là hiện tượng do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Nguyên nhân gây nên là do ăn quá nhiều tinh bột khiến hệ thống men tiêu hóa không thể sử lí kịp hoặc ăn uống không đúng khoa học. Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa, do ảnh hưởng của các bệnh lí về đường ruột, dạ dày. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa,...

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

Xác định bệnh

Vì rối loạn tiêu hóa mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)... bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.

Sau đây là những điều bạn nên biết: Nếu tự nhiên bị biếng ăn, mất ngủ, sút cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, nhất là ở những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Những bệnh nhân này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa

Cách Điều Trị - Phòng Ngừa Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa

1. Thay đổi chế độ ăn uống:

+ Thức ăn, nước uống phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

+ Thực hiện một chế độ ăn tuân thủ theo giờ giấc nhất định, khoa học cho mình và cho những thành viên trong gia đình. Ngoài ra hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, bia...

+ Tạo một môi trường sống, sinh hoạt thoải mái, cân bằng giữa làm việc với nghỉ ngơi để tránh căng thẳng cũng như tình trạng stress. 

+ Tránh các thức ăn gây đầy hơi: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v... Không uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (một loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

+ Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.


Ảnh minh họa.

2. Luyện tập thể dục thể thao

Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất tốt cho phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Luyện tập thể dục thể thao còn rất tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Do đó, muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 tập thể dục để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

3. Giữ vệ sinh môi trường sống

Môi trường sống xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bạn. Luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Trên đây là cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa bạn nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự ý mua thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 

4. Điều trị thuốc:

+ Thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong Rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

+ Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Một số bệnh nhân Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptylin (Elavil), một loại thuốc chữa trầm cảm.
 

Ảnh minh họa

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...