Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình có tên tiếng Anh là Vestibular Disorder, là một hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, còn gọi là hệ thống dây thần kinh số 8, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Tổn thương dây thần kinh số 8 khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và làm cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,... Đây cũng chính là hội chứng rối loạn tiền đình.

Bên cạnh đó, động mạch nuôi dưỡng não do bị tắc nghẽn hoặc thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây ra hội chứng Rối loạn tiền đình.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới cao hơn nam giới. Đặc biệt, căn bệnh này dễ gây ra nhầm lẫn vì triệu chứng có phần giống với bệnh thiểu năng tuần hoàn não dẫn đến người bệnh có tâm lý chủ quan không chịu chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình, về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

1. Nguyên nhân trực tiếp

Các bệnh lý như u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa,... là những nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương dây thần kinh số 8.

2. Nguyên nhân gián tiếp

- Thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch,...

- Bị Stress.

- Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

- Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh rối loạn tiền đình.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, thì còn rất nhiều những yêu tố góp phần gây ra bệnh rối loạn tiền đình mà bạn cần chú ý đó là:

- Môi trường sống: quá ồn ào, thời tiết khắc nghiệt,...

- Ăn phải thức ăn có độc.

- Ít vận động, ngồi nhiều. Điều này thường gặp phải ở dân văn phòng.

- Hay suy nghĩ, căng thẳng đầu óc.

- Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Những ai dễ mắc chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình:

- Người có nồng độ mỡ trong máu cao, bị các bệnh như xơ vữa động mạch, mỡ nhiễm máu, gan nhiễm máu.

- Người mắc các chứng bệnh liên quan tới thần kinh như viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, các bệnh về mắt,...

- Những người chiu áp lực công việc lớn, ngồi lâu trước màn hình máy vi tính như nhân viên văn phòng, người lao động trí óc,...

- Người bị thiếu máu do chấn thương, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, thiếu máu lên não, tuần hoàn kém,...

- Người già cơ thể bị lão hóa, sức đề kháng kém.

- Người sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích.

Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

- Chóng mặt và choáng váng.

- Mất cân bằng và mất phương hướng không gian.

- Rối loạn thị giác, thính giác.

- Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi.

- Các triệu chứng khác tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, có thể gây ra nguy hiểm và khó nhận thấy được. Những người bị ảnh hưởng bởi bệnh rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

1. Dùng thuốc

- Các nhóm thuốc thường mang lại tác dụng nhanh, giảm được các triệu chứng của rối loạn tiền đình trong thời gian ngắn, giúp người bệnh hết chóng mặt, nặng đầu, lấy lại được thăng bằng nhanh chóng. Nhưng vì thế, những nhóm thuốc này không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, trầm cảm, hội chứng Parkinson... Người bệnh cũng cần lưu ý dùng thuốc tân dược cần được sự chỉ định và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua về sử dụng.

2. Thực phẩm chức năng

- Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị Rối loạn tiền đình, một số nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng hoạt huyết. Vì thế nếu dùng các sản phẩm trong thời gian nhất định sẽ giúp giảm được các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên hiệu quả của những sản phẩm này thực sự chưa cao mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có tác dụng điều trị tận gốc triệu chứng rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, lo âu căng thẳng, thiếu máu, xơ vữa động mạch...

3. Các phương pháp tự nhiên

Bên cạnh các phương pháp trên bạn có thể kết hợp với những phương pháp tự nhiên để điều trị chứng rối loạn tiền đình:

- Ngâm chân bằng nước nóng: Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C, ngâm từ 20 - 30 phút. Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

- Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao.. mỗi lần từ 5 - 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần nhằm giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

- Phương pháp tự xoa bóp: Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,... bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, 2 bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

4. Phẫu thuật

- Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.

Cách phòng chống bệnh rối loạn tiền đình

- Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức.

- Hạn chế sử dụng máy tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê...

- Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.

- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

- Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.

- Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...