Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim
Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường (quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường). Đồng thời căn bệnh trên thường phổ biến hơn nhiều với nam giới (70% các trường hợp), và 30% bệnh nhân là nữ (theo nghiên cứu thuộc Khoa Y, Trường Cao đẳng Y tế Baroda, Bệnh viện Đa khoa Sir Sayaji, Vadodara, Ấn Độ).
Bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường.
Thông thường chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Chứng loạn nhịp được đặt tên và phân loại dựa trên:
- Tần số: Quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm).
- Vị trí (trong tâm thất hay tâm nhĩ).
- Mức độ thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra Rối loạn nhịp tim có thể được gây ra bởi:
- Sẹo của mô tim do một cơn đau tim từ trước.
- Thay đổi cấu trúc tim, chẳng hạn như bệnh cơ tim.
- Bệnh động mạch vành.
- Tăng huyết áp.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
- Tuyến giáp suy yếu (suy giáp).
- Một số thuốc bổ sung không kê toa như các loại thuốc dị ứng và thực phẩm bổ sung.
Uống quá nhiều rượu hay cà phê.
Ngoài các nguyên nhân gây ra căn bệnh trên đã nêu ở trên thì các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả tăng mắc bệnh Rối loạn nhịp tim bao gồm:
- Hút thuốc.
- Uống quá nhiều rượu hay cà phê.
- Lạm dụng ma túy.
- Stress.
- Bệnh tiểu đường.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
- Di truyền.
Triệu chứng thường thấy ở rối loạn nhịp tim là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường thấy của chứng rối loạn nhịp tim bao gồm:
Nhịp tim nhanh: nhịp tim đập nhiều hơn 100 nhịp mỗi phút.
- Nhịp tim chậm: Nhịp tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút.
- Nhịp tim nhanh: Nhịp tim đập nhiều hơn 100 nhịp mỗi phút.
- Tức ngực.
- Khó thở.
- Choáng váng, chóng mặt.
- Đổ mồ hôi.
- Ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu.
- Đánh trống ngực.
- Cảm giác ngực bị đè nén.
- Thở ngắn.
- Đau hoặc tức ngực.
- Yếu hoặc mệt mỏi.
Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim
Để điều trị căn bệnh trên bác sĩ sẽ tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nhịp tim chậm
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một thiết bị nhỏ được cấy gần xương đòn, gọi là máy tạo nhịp tim, trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm. Khi nhịp tim quá chậm hoặc khi tim ngừng đập, máy tạo nhịp sẽ tạo ra các xung điện thay cho tim. Kết quả là sẽ tạo ra kích thích để khôi phục lại tốc độ tim ổn định.
Điều trị nhịp tim nhanh
Hiện nay, để điều trị căn bệnh trên thì có rất nhiều phương pháp, cụ thể là:
Bác sĩ sẽ cho bạn toa thuốc theo hướng dẫn.
- Thuốc: Thuốc chống loạn nhịp tim có thể kiểm soát nhịp tim hoặc phục hồi nhịp tim bình thường.
- Thao tác phế vị (Vagal maneuvers): Đây là một số thao tác đặc biệt để ngăn chặn nhịp nhanh trên thất bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim (dây thần kinh phế vị).
- Sốc chuyển nhịp: Có thể tác động đến xung điện và khôi phục lại nhịp tim bình thường.
- Đốt điện (Catheter ablation): Các sóng điện sẽ đốt các đường dẫn truyền điện học phụ trong tim, giúp phòng ngừa nhịp tim nhanh.
Phương pháp phẫu thuật
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim khi các điều trị khác không hiệu quả, bao gồm:
- Phẫu thuật Maze: Bác sĩ sẽ rạch nhiều đường lên tầng nhĩ của tim để tạo ra nhiều mô sẹo nhằm ngăn chặn đường đi của các xung điện gây loạn nhịp, nhờ vậy có thể ngăn loạn nhịp xảy ra.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Điều trị này cải thiện lưu lượng máu đến tim, được thực hiện trong trường hợp bạn mắc bệnh động mạch vành làm nặng thêm chứng loạn nhịp tim.