Bệnh Rối Loạn Mỡ Máu

Bệnh Rối Loạn Mỡ Máu

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Hiện nay, chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột), được xem là ba thành phần chính của các tế bào sống. Ngoài ra Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.

Vì thế, rối loạn mỡ máu là xuất hiện khi nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Và hiện nay những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - cholesterol hay cholesterol xấu).
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - cholesterol hay cholesterol tốt).
  • Tăng nồng độ triglyceride.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn mỡ máu?

Rối loạn mỡ máu có thể do cả hai nhóm yếu tố có thể thay đổi và không thể thay đổi góp phần gây ra.

Sau đây các yếu tố có thể kiểm soát (có thể thay đổi), bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo không bão hòa và đường đơn, bị béo phì và ít vận động.
  • Một số thuốc, như estrogen, thuốc trị HIV, cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

Và các yếu tố không thể kiểm soát (không thay đổi được) bao gồm di truyền, bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình  (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu như:

  • Tiểu đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng LDL - cholesterol và giảm HDL- cholesterol. Bên cạnh đó đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc mạch máu.
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ.
  • Bệnh sử gia đình liên quan đến mỡ trong máu.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì).
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: Ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy.
  • Béo phì.
  • Chu vi vòng eo lớn: Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89cm.
  • Ít tập thể dục.
  • Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.

Triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu không gây ra bất kì triệu chứng và chỉ có xét nghiệm máu mới có thể phát hiện ra tình trạng này.

Cách điều trị bệnh rối loạn mỡ máu như thế nào?

Biện pháp đầu tiên để chống rối loạn mỡ máu là thay đổi lối sống như tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã thực hiện những điều này và tình trạng mỡ máu vẫn còn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để trị bệnh.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các nguy cơ mắc bệnh, tuổi tác, sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ của thuốc. Sau đây là một số thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trên như:

Statins:

Được biết đến giúp ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này làm cho gan loại bỏ cholesterol trong máu. Statins cũng có thể giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành. Bên cạnh đó, các thuốc thuộc nhóm atatins bao gồm atorvastatin (Lipitor®), fluvastatin (Lescol®), lovastatin (Altoprev®), pitavastatin (Livalo®), pravastatin (Pravachol®), rosuvastatin (Crestor®) và simvastatin (Zocor®).

Bile-acid-binding resins:

Được biết đến như gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thuốc như cholestyramine (Prevalite®), colesevelam (Welchol®), và colestipol (Colestid®) giúp làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách bám dính vào các axit mật, điều này thúc đẩy gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo axit mật nhiều hơn, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Các chất ức chế hấp thu cholesterol:

Là cách ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn và giải phóng nó vào máu. Vì thế thuốc ezetimibe (Zetia®) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol. Và ezetimibe có thể dùng kết hợp với một loại thuốc thuộc họ statins.

Thuốc dạng tiêm:

Đây là họ thuốc mới có thể giúp gan hấp thụ nhiều LDL-cholesterol hơn nhằm làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Qua đó có thể sử dụng Alirocumab (Praluent®) và evolocumab (Repatha®) cho những người có bệnh rối loạn chuyển hóa lipid di truyền có nồng độ LDL rất cao hoặc ở những người có bệnh sử mạch vành, không thể dung nạp statin hoặc thuốc hạ cholesterol khác.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...