Bệnh Rối Loạn Lo Âu

Bệnh Rối Loạn Lo Âu

Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Lo âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng, sợ hãi quá mức về các tình huống thường thức diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

Hội chứng rối loạn lo âu hay còn gọi là rối nhiễu lo âu (tên tiếng Anh là: Anxiety Disorder), là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Người bệnh thường xuyên có cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của họ.

Sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên.

Sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên.

Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Người bệnh có thể bị một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể người bệnh dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ. Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh) như dopamin, serotonin và norepinephrin, cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, gặp biến cố lớn trong cuộc sống và thường xuyên căng thẳng. Sau đây 2 nguyên nhân chính thường thấy nhất ở căn bệnh trên:

1. Nguyên nhân rối loạn lo âu do môi trường bên ngoài

Những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng dẫn tới chứng rối loạn lo âu, các yếu tố này có thể là:

- Sau một vụ tai nạn, chấn thương.

- Sự mất mát quá lớn khi người thân, đặc biệt là người yêu thương nhất qua đời.

- Đổ vỡ trong các mối quan hệ gia đình, vợ chồng, bạn bè, người yêu...

- Công việc, học tập, thi cử quá nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi và không suôn sẻ.

- Thay đổi hoàn cảnh, môi trường sống đột ngột, chưa thể thích nghi.

- Bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục.

- Rắc rối, khó khăn bắt nguồn từ mặt tài chính, tiền bạc.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ một chấn thương về thể xác hay tâm lý nặng.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ một chấn thương về thể xác hay tâm lý nặng.

2. Nguyên nhân rối loạn lo âu do các vấn đề về sức khỏe

Đối với nhiều người, rối loạn lo âu còn liên quan tới một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như:

- Các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường.

- Bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn.

- Hội chứng ruột kích thích.

- Mắc các khối u, bệnh ung thư...

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh rối loạn lo âu là gì?

1. Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn

- Quá lo lắng là dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu. Lo lắng quá nhiều về việc hàng ngày, từ việc lớn đến nhỏ. Người bệnh suy nghĩ, lo lắng kéo dài trên 6 tháng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.

- Một trong những triệu chứng đầu tiên của rối loạn lo âu đó là người bệnh không thể kiên nhẫn hay khó tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của người bệnh. Tuy nhiên, sau cùng thì chính người bệnh mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.

2. Không thể tập trung vào công việc

- Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormon thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn không thể tập trung là trong lúc lái xe sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm. Trong trường hợp nặng, hormon stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.

3. Đứng ngồi không yên

- Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng nhất khi đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Người bệnh nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi qua đi lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ... Không những thế bệnh rối loạn lo âu sẽ khiến cho cảm xúc của người bệnh bị xáo trộn và dần dần sẽ gây tác động xấu tới những bộ phận khác trên cơ thể.

Các triệu chứng thông thường khi rối loạn lo âu.

Các triệu chứng thông thường khi rối loạn lo âu.

4. Sợ hãi một cách vô lý

- Thường xuyên cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân có thể trở thành vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng. Sợ hãi, bị ám ảnh bởi độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,... Trong thực tế, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống cụ thể và họ không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi. Các triệu chứng như thở hổn hển, tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi ra lồng ngực, đổ mồ hôi đầm đìa, tê buốt tay, đau ngực, dạ dày khó chịu là những dấu hiệu thường gặp của rối loạn lo âu.

5. Nghi ngờ bản thân

- Nghi ngờ hoặc hoài nghi bản thân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh. Biểu hiện của tình trạng này thể hiện bằng việc người bệnh thường tự đặt bản thân trong nhiều giả định, nghi ngờ và hay đặt ra các câu hỏi nghi vấn. Hiện tượng này cũng gây ra những vấn đề không hề nhỏ trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bởi chúng sẽ khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thiếu tự tin vào bản thân.

6. Rối loạn giấc ngủ

- Liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ và có thể là mất ngủ thường xuyên đều có những tác động không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt làm mất đi trạng thái ổn định tâm lý. Rối loạn lo âu khiến chúng ta thường xuyên gặp ác mộng hay giấc ngủ chập chờn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bạn đang gặp vấn đề rối loạn lo âu.

7. Thay đổi khẩu vị, sút cân

- Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người sẽ bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Mặt khác, một số người lại bị giảm cân nặng một cách đáng kể nếu quá lo lắng.

Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu

Liệu pháp tâm lý

- Chủ yếu là bác sĩ sẽ nói chuyện, tư vấn tâm lý trực tiếp để giúp người rối loạn lo âu giảm bớt triệu chứng.

- Liệu pháp nhận thức hành vi là một loại trị liệu tâm lý rất hiệu quả, điều trị ngắn hạn, tập trung hướng dẫn người bệnh những kỹ năng đặc biệt giúp cải thiện các triệu chứng.

- Liệu pháp thể hiện hành vi chủ yếu tập trung giúp người mắc chứng rối loạn lo âu đương đầu với tình huống dễ gây lo âu, giúp họ tự tin đủ để kiểm soát tình huống và triệu chứng lo âu.

Liệu pháp tâm lý với bệnh nhân rối loạn lo âu.

Liệu pháp tâm lý với bệnh nhân rối loạn lo âu.

Thuốc

- Một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu và các triệu chứng bạn có mà bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc nào. Các thuốc được sử dụng bao gồm như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu...

- Trong trường hợp hạn chế: bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng thuốc an thần ngắn hạn để giảm triệu chứng.

Lưu ý đối với người bệnh khi điều trị bệnh rối loạn lo âu, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

- Kiên trì điều trị: cần một thời gian thuốc mới có tác dụng, và có thể bạn sẽ phải đổi thuốc vài lần để xác định loại thuốc phù hợp nhất với mình. Vì vậy, hãy kiên trì điều trị và tin tưởng vào bác sĩ.

- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị: Bạn cần uống thuốc và làm theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ.

- Không được tự ý sử dụng thuốc hay ngưng thuốc.

- Nếu có các tác dụng phụ của thuốc, cần nói với bác sĩ ngay để có những điều chỉnh phù hợp.

- Cung cấp thông tin trung thực cho bác sĩ.

Phòng tránh bệnh rối loạn lo âu

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, kết hợp thư giãn.

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, kết hợp thư giãn.

- Tập thể dục hàng ngày.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày.

- Thường xuyên ngủ đủ giấc, giúp tinh thần thoải mái và ổn định.

- Tham gia hoạt động mà bạn yêu thích, tích cực trong quan hệ xã hội.

- Tránh dùng thức uống có cồn, chất kích thích.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...