Bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể - mặc cảm ngoại hình

Bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể - mặc cảm ngoại hình

Bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể - mặc cảm ngoại hình là gì?

Rối loạn khiếm khuyến cơ thể (body dysmorphic disorder) là một rối loạn tâm lý mà khi mắc phải người bệnh không thể ngừng nghĩ về một hay nhiều khiếm khuyết hoặc các thiếu sót hiện diện trên cơ thể của họ trong khi đối với những người khác thiếu sót ấy rất nhỏ và có không thể quan sát thấy. Nhưng người bệnh luôn luôn cảm thấy xấu hổ và lo lắng, khiến họ tránh các tình huống giao tiếp xã hội.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể - mặc cảm ngoại hình là gì?

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh trên vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các bệnh tâm thần liên quan đến chứng mặc cảm ngoại hình có thể bao gồm trầm cảm nghiêm trọng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa, chứng sợ chỗ đông người và rối loạn ăn uống. Bệnh chưa được chứng minh có di truyền từ cha mẹ.

Mặc dù căn bệnh trên nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể bao gồm:

- Có người thân bị rối loạn khiếm khuyết cơ thể hay các rối loạn ám ảnh.

- Các trải nghiệm tiêu cực trong đời như bị chọc ghẹo, tổn thương thời thơ ấu.

- Một số tính cách cá nhân như người hoàn hảo hóa.

- Áp lực xã hội hay mong muốn về vẻ đẹp.

- Có các rối loạn tâm thần khác như lo âu hay trầm cảm.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể - mặc cảm ngoại hình là gì?

Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở bệnh Rối loạn khiếm khuyết cơ thể bao gồm:

- Bệnh nhân không thể ngừng suy nghĩ về một bộ phận nào đó trên cơ thể và tin rằng có điều gì đó không ổn kể cả khi họ hoàn toàn bình thường.

- Một số các bộ phận có thể được người bệnh chú ý quá mức như mũi, răng, lông mặt hoặc lông trên người, ngực, tóc, nốt ruồi, sẹo và cơ.

- Bệnh nhân ám ảnh quá mức với ngoại hình trong nhiều giờ một ngày. Họ liên tục soi gương hoặc kiểm tra các bộ phận cơ thể. Hoặc có thể họ thường gặp bác sĩ thẩm mỹ, đến thẩm mỹ viện và nha sĩ để chỉnh sửa các khiếm khuyết nhưng vẫn không hài lòng với kết quả.

- Các đặc điểm khác của chứng mặc cảm ngoại hình bao gồm dành nhiều thời gian trong ngày để chải chuốt, từ chối chụp hình, trang điểm đậm hoặc mặc nhiều quần áo như để ngụy trang.

Điều trị bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể

Hiện nay, trị liệu nhận thức hành vi đi kèm với thuốc khá hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Trong trị liệu nhận thức hành vi, bác sĩ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ các mối liên hệ giữa nguyên nhân đó với phản ứng tâm thần (mặc cảm ngoại hình) của bệnh nhân.

Bệnh nhân thường có sự mong đợi không thực tế về phẫu thuật tạo hình, do đó người bệnh nên gặp bác sĩ tâm lý để được trò chuyện về những mặc cảm ngoại hình của họ.

Liệu pháp điều trị theo nhóm cũng có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh rối loạn tâm thần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...