Bệnh Quai Bị

Bệnh Quai Bị

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, đây được xem là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian mắc bệnh từ lúc bị nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Và đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi sẽ gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Căn bệnh này có thể lây truyền qua nước bọt, nhưng lại không dễ lây như bệnh sởi hoặc thủy đậu. Đối với những trường hợp bị căn bệnh trên  thường có nhiều khả năng lây nhiễm nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và đến sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.

Căn bệnh trên thường xuyên gặp ở trẻ em từ 2-14 tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt ít hơn 1 tuổi thường rất hiếm khi bị quai bị. Điều này có thể là do trẻ dưới 2 tuổi vẫn có kháng thể tốt từ mẹ.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị?

Hiện nay virus quai bị được xem là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị. Và theo nghiên cứu, cho thấy chúng lan truyền dễ dàng từ người sang người bằng đường hô hấp (các hạt nước trong không khí khi hắt hơi). Ngoài ra, cũng có thể mắc phải bệnh này nếu ai đó tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị như:

  • Độ tuổi: Trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa quai bị).
  • Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Các triệu chứng thường thấy ở bệnh quai bị là gì?

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em với các triệu chứng sốt sớm, khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày tới. Ngoài ra các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Và vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.

Các triệu chứng quai bị thường gặp bao gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má.
  • Đau khi nhai hoặc nuốt.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Viêm họng.
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai.
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu.

Biến chứng của bệnh quai bị:

Nếu căn bệnh trên không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, những biến chứng này hiếm khi xảy ra. Bên cạnh đó bệnh gây viêm các tuyến mồ hôi, hay có thể gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và các cơ quan sinh sản. Một số biến chứng của quai bị gồm:

  • Viêm tinh hoàn.
  • Viêm màng não.
  • Viêm não.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh chàm.

Cách điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Thông thường căn bệnh trên thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời. Ngoài ra, Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì các nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye. Việc chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Và uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Người bệnh nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến bệnh quai bị:

  • Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua).
  • Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bị sốt và cho tới khi khỏe lại.
  • Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng.
  • Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu.
  • Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...