Bệnh Phù Phổi

Bệnh Phù Phổi

Phù phổi là bệnh gì?

Phù phổi là tình trạng phổi chứa đầy dịch. Khi đó dịch này đi vào nhiều túi khí trong phổi gây ra tình trạng khó thở. Vì thế phù phổi còn được gọi là tắc nghẽn phổi. Và các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi bác sĩ loại bỏ dịch trong phổi.

Hiện nay, trong hầu hết các trường hợp, nếu họ bị các vấn đề về tim sẽ có thể gây ra phù phổi. Ngoài ra, dịch được tạo ra có thể vì những lý do khác như viêm phổi, tiếp xúc với độc tố, thuốc men, hoặc chấn thương đến thành ngực hay vận động ở cường độ cao.

Nếu bệnh nhân bị phù phổi cấp tính cần nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Đôi khi phù phổi có thể gây ra tử vong nhưng có thể hồi phục nếu được điều trị nhanh chóng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phù phổi?

Phổi chứa nhiều túi khí nhỏ, đàn hồi được gọi là phế nang. Với mỗi lần thở, các túi khí sẽ lấy oxy và giải phóng CO2. Vì thế trong một số trường hợp, phế nang bị lấp đầy dịch thay vì không khí do đó máu bị ngăn và không hấp thụ được oxy, do đó gây ra phù phổi.

Việc áp lực lên tim cũng là nguyên nhân thường gây ra phù phổi. Và tình trạng này xảy ra khi tâm thất trái của tim làm việc quá mức và không thể bơm đủ lượng máu mà nó nhận từ phổi (suy tim sung huyết). Do đó, điều này gây nên áp lực tăng lên bên trong tâm nhĩ trái, tĩnh mạch, mao mạch của phổi dẫn đến dịch được đẩy từ thành ống mao dẫn vào trong túi khí.

Yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi:

Đối với những trường hợp có vấn đề về tim hoặc suy tim được xem là có nhiều nguy cơ bị phù phổi nhất. Bên cạnh đó, những người từng bị bệnh về phổi như bệnh lao, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có các rối loạn mạch máu, rối loạn máu cũng có nguy cơ bị phù phổi.

Triệu chứng thường thấy của bệnh phù phổi?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các dấu hiệu và triệu chứng phù phổi có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian.

Các dấu hiệu và triệu chứng của phù phổi cấp tính như khó thở trầm trọng khi vận động hoặc khi nằm xuống, thở khò khè, thở dốc, lo âu, bồn chồn, cảm giác sợ hãi, ho có đờm và máu, môi tái nhợt, tim đập nhanh bất thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của phù phổi dài hạn (mãn tính) như hơi thở ngắn hơn bình thường khi vận động, khó thở khi gắng sức hoặc nằm, thở khò khè, ho hoặc khó thở vào ban đêm, tăng cân nhanh, sưng ở chi, mệt mỏi.

Nếu phù phổi không được điều trị, nó có thể làm tăng áp lực lên động mạch phổi, sau đó sẽ làm cho tâm thất phải của tim bị suy yếu. Trong một số trường hợp, phù phổi có thể gây tử vong.

Cách điều trị bệnh phù phổi như thế nào?

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để giảm áp lực dịch đi vào tim và phổi của họ. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng có thể giúp giảm áp lực này.

Không những thế thuốc tim sẽ giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp cao, giảm áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch.

Tuy nhiên có một số trường hơp bác sĩ có thể dùng ống thông chuyên dụng để loại bỏ chất lỏng trong phổi của người bệnh.

Trong một số trường hợp, người bị bệnh phù phổi có thể cần điều trị để hỗ trợ thở. Và máy cung cấp oxy dưới áp suất có thể giúp đưa không khí vào phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể cần phải chèn một ống nội khí quản hoặc ống thở xuống cổ họng của người bệnh và sử dụng thông khí cơ học.

Ngăn ngừa bệnh phù phổi bằng những biện pháp sau:

Phòng ngừa bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây phù phổi, bạn hãy chú ý đến các vấn đề về tim mạch.

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim mạch và suy thận. Trong nhiều trường hợp, nếu bệnh nhân có thể hạ huyết áp bằng cách tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn giàu trái cây tươi, rau và các sản phẩm sữa ít chất béo, hạn chế muối và rượu.

Theo dõi lượng cholesterol trong máu: Cholesterol là một trong nhiều loại chất béo cần thiết cho sức khỏe, nhưng quá nhiều cholesterol có thể gây ra các biến chứng khác. Nồng độ cholesterol cao hơn mức bình thường có thể gây ra các chất béo tích tụ trong các động mạch, cản trở lưu lượng máu và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Bệnh nhân có thể thay đổi lối sống như hạn chế chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều chất xơ, cá và rau quả tươi, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và uống rượu trong chừng mực.

Đừng hút thuốc: Nếu người bệnh hút thuốc và không thể bỏ thuốc lá, hãy tham khảo với bác sĩ về các biện pháp để giúp họ có thể bỏ thói quen hút thuốc. Vì hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và họ cũng nên tránh hít khói thuốc thụ động.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Người bệnh nên ăn một chế độ có ít muối, đường, chất béo bão hòa. Thay vào đó, họ nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây.

Quản lý căng thẳng: Để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim, người bệnh hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của mình.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...