Bệnh Phù Mạch (Mề Đay Phù Mạch)

Bệnh Phù Mạch (Mề Đay Phù Mạch)

Bệnh phù mạch (mề đay phù mạch) là gì?

Phù mạch (hay còn gọi mề đay phù mạch), là bệnh có hiện tượng tương tự như phát ban (nổi mề đay), nhưng xảy ra ở sâu trong da. Phát ban là khi da bị nổi những nốt sưng đỏ, gây ngứa và khó chịu. Bệnh phù mạch cũng có những triệu chứng tương tự nhưng các nốt sưng này nằm sâu trong da. Tuy nhiên dù những nốt sưng không thể nhìn thấy nhưng người bệnh có thể cảm nhận được.

Nguyên nhân gây ra bệnh phù mạch (mề đay phù mạch) là gì?

Sau đây là những nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh trên, bao gồm:

- Thức ăn: Nhiều loại thức ăn gây ra bệnh với những người bị dị ứng với các loại thức ăn này. Động vật có vỏ, cá, đậu phộng, hạt, trứng và sữa là các tác nhân gây bệnh.

- Thuốc:

Hầu hết mọi loại thuốc nào cũng có thể gây ra bệnh.

- Chất gây dị ứng thường gặp: Các chất khác cũng có thể gây ra căn bệnh trên như phấn hoa, lông động vật, nhựa và côn trùng.

- Yếu tố môi trường: Ví dụ như nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời, nước, căng thẳng tinh thần và lo âu.

- Tình trạng y khoa: Căn bệnh trên đôi khi xuất hiện do việc truyền máu, rối loạn hệ miễn dịch như bệnh Lupus, một số loại bệnh ung thư như u lympho, các bệnh liên quan đến tuyến giáp và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus như là viêm gan, HIV, virut cự bào và virut Epstein-Barr.

- Yếu tố di truyền: Là dạng di truyền hiếm gặp của bệnh này. Nó gây ra ảnh hưởng do nồng độ thấp hoặc chức năng bất thường của một số protein trong máu, chúng đóng vai trò quy định chức năng của hệ miễn dịch.

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Đã bị phát ban và phù mạch trước đó.

- Bị dị ứng với một số tác nhân.

- Bị các rối loạn liên quan đến phát ban và phù mạch, chẳng hạn như bệnh Lupus ban đỏ, u Lympho hoặc bệnh về tuyến giáp.

- Có người thân trong gia đình mắc bệnh phát ban, phù mạch hoặc phù mạch di truyền.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh phù mạch (mề đay phù mạch) là gì?

Hiện nay, căn bệnh trên có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng để xác định. Trong đó, các triệu chứng chính bao gồm sưng da, khiến da nhạy cảm và đau đớn. Một điểm sưng thường xuất hiện từ 1 đến 2 ngày, sau đó sẽ lan truyền sang những điểm khác và kéo dài trong vài ngày hoặc có thể trở thành mãn tính.

Phù mạch có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, thường là ở mí mắt, môi, lưỡi và cơ quan sinh dục. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra bên trong cơ thể như ruột hoặc phổi, khi đó có thể dẫn tới khả năng gây khó thở nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị ở bệnh phù mạch (mề đay phù mạch)

Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp dùng để điều trị căn bệnh trên, tuy nhiên tuỳ vào nguyên nhân mắc bệnh và cơ địa của từng trường hợp khi đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Nhưng phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là chườm túi lạnh. Thuốc bôi hoặc kem dưỡng da thường không giúp được nhiều vì chúng không thấm sâu khi thoa lên da.

Ngoài ra, thuốc trị dị ứng cũng có thể đem lại hiệu quả cao nhưng người bệnh phải dùng đúng liều và thường xuyên, nếu không phù mạch có thể quay trở lại. Tuy nhiên, thuốc điều trị dị ứng có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng. Đôi khi các loại thuốc mạnh (Prednisone và Steroid) cũng có thể có tác dụng nếu thuốc trị dị ứng không kiểm soát được bệnh phù mạch.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...