Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) thường liên quan đến hai tình trạng là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng (xảy ra cùng nhau). Trong đó dấu hiệu điển hình của COPD là khiến bạn khó thở.
Các ống được gọi là đường dẫn khí, đóng vai trò mang không khí vào và ra khỏi phổi. Nhưng nếu bạn bị COPD, những con đường này có thể bị tắc một phần do sưng hoặc chất nhầy. Điều này dẫn đến bạn khó thở.
Cuối đường thở là nhiều túi khí nhỏ. Chúng giống như những quả bóng nhỏ phồng lên và xì hơi khi không khí được hít vào và thở ra. Với COPD, các túi này trở nên kém linh hoạt và có thể khiến bạn khó thở hơn.
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là gì?
Hiện nay hút thuốc lá được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này. Và nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với những người hút thuốc, điều đó cũng có thể đóng một vai trò dẫn đến căn bệnh này. Hoặc nếu bạn đã tiếp xúc với những thứ như bụi, ô nhiễm không khí hoặc một số hóa chất nhất định trong thời gian dài, bạn cũng có thể phát triển tình trạng này.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, gen cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc COPD. Đối với những người thiếu protein gọi là alpha 1 antitrypsin (AAT), họ có nhiều khả năng phát triển nó. Hoặc nếu họ hút thuốc và bị COPD, tình trạng này có xu hướng trở nên tồi tệ nhanh hơn.
Các triệu chứng của bệnh như thế nào?
Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease), bao gồm:
- Ho liên tục.
- Ho nhiều chất nhầy.
- Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất.
- Thở khò khè.
- Co thắt ở ngực.
Làm thế nào có thể nhận biết được căn bệnh này?
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và lịch sử y tế của bạn. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ cho bạn thực hiện kiểm tra thể chất và tiến hành kiểm tra hơi thở.
Một trong các xét nghiệm phổ biến nhất được gọi là phế dung kế. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ hít vào một ống lớn, linh hoạt được kết nối với một thiết bị được gọi là phế dung kế. Sau đó thiết bị này sẽ đo luồng khí từ phổi thổi ra qua miệng nhanh như thế nào.
Hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác để loại trừ các vấn đề khác về phổi, chẳng hạn như hen suyễn hoặc suy tim. Chúng có thể bao gồm chụp X-quang ngực, CT scan hoặc xét nghiệm đo nồng độ oxy trong máu.
Các phương pháp điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là gì?
Hiện tại căn bệnh này vẫn chưa có cách chữa trị, do đó mục tiêu điều trị được đề ra là làm giảm các triệu chứng và làm chậm tiến trình của bệnh. Ngoài ra bác sĩ sẽ muốn ngăn ngừa hoặc điều trị bất kỳ biến chứng nào và cải thiện chất lượng cuộc sống chung của bạn.
“Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ thoải mái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội”.
Thông thường kế hoạch điều trị có thể bao gồm bất kỳ điều sau đây:
Thuốc giãn phế quản.
Bạn sẽ nhận được những loại thuốc này từ dạng hít, và chúng giúp mở đường thở của bạn.Corticosteroid.
Những loại thuốc này làm giảm viêm đường thở.Kháng sinh.
Bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc này để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.Daliresp.
Loại thuốc này ức chế một enzyme gọi là PDE4. Nó giúp ngăn ngừa bùng phát ở những người mắc COPD có liên quan đến viêm phế quản mãn tính.Vắc-xin cúm hoặc viêm phổi.
Những loại vắc-xin này làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh này.Phục hồi chức năng phổi.
Chương trình này bao gồm tập thể dục, quản lý bệnh và tư vấn, qua đó giúp bạn khỏe mạnh và năng động nhất có thể.Liệu pháp oxy.
Bạn có thể cần liệu pháp này để giảm bớt tình trạng khó thở, bảo vệ các cơ quan và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng của bệnh COPD, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ mô phổi bị bệnh hoặc thay thế phổi bị bệnh bằng một lá phổi khỏe mạnh.
Mặc dù căn bệnh này hiện không có cách chữa trị, nhưng có những biện pháp bạn có thể làm để giữ sức khỏe và giảm các triệu chứng. Vì vậy hãy thử thực hiện các bước sau để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn, chúng bao gồm:
- Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại.
- Tránh khói, khói bụi và ô nhiễm không khí nhiều nhất có thể.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn.
- Kiểm tra thường xuyên.
- Thực hiện các bài tập thở.
- Đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ khác một vài lần / một tuần.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi nào nên gọi cấp cứu?
Hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bất kỳ điều nào trong số này xảy ra với bạn:
- Bị khó thở trầm trọng.
- Không thể đi bộ hoặc nói chuyện.
- Tim đập rất nhanh hoặc nó có nhịp đập không đều.
- Môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh.
- Thở nhanh và khó khăn, ngay cả khi dùng thuốc.