Bệnh Phình Động Mạch
Bệnh phình động mạch là gì?
Phình động mạch (Aneurysm) là thành mạch máu có một khối phồng ra hoặc căng tròn như quả bóng bất thường. Phình động mạch có thể vỡ, gây xuất huyết nội và thường dẫn đến tử vong. Bệnh thường không có triệu chứng, vì vậy có thể nhiều người không biết mình mắc chứng phình động mạch ngay cả khi bệnh tiến triển ngày càng nặng dần.
Là khi động mạch có khối phồng ra hoặc căng tròn như quả bóng bất thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch là gì?
Thực tế, hiện nay bất kỳ điều kiện nào cũng có thể làm cho thành động mạch suy yếu và dẫn đến phình động mạch. Các nguyên nhân phổ biến nhất là xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, các vết thương sâu và nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến phình mạch....
Nguyên nhân phổ biến nhất là xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh phình động mạch là gì?
Hiện nay, chứng phình động mạch có thể phát triển chậm trong nhiều năm và thường không có triệu chứng. Phình động mạch thường xảy ra gần bề mặt da và có thể gây đau hoặc sưng phù với một ổ đập bất thường có thể nhìn thấy được. Nếu phình động mạch giãn nhanh hoặc vỡ, các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:
Đau, da lạnh, chóng mặt và buồn nôn.
- Đau.
- Da lạnh.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn và nôn.
- Nhịp tim nhanh.
- Sốc.
- Huyết áp thấp.
Cách điều trị ở bệnh phình động mạch
Nếu người bệnh đã được chẩn đoán có phình mạch vỡ, bệnh nhân nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ. Tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của của chỗ phình, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh, ngoài ra người bệnh cần kiểm tra định kỳ để theo dõi bất kỳ thay đổi nào của phình mạch.
Tuy nhiên, một số trường hợp phình mạch, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cần phẫu thuật để củng cố thành động mạch với stent. Trong trường hợp phình mạch có dạng hình túi, có thể làm thủ thuật cuộn thắt để đóng túi phình.
Có thể phải phẫu thuật để củng cố thành động mạch với stent.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ phình mạch, người bệnh cần thực hiện các bước sau để thúc đẩy mạch máu khỏe mạnh bao gồm:
- Kiểm soát huyết áp cao.
- Ăn uống lành mạnh.
- Hoạt động thể dục thường xuyên.
- Bỏ hút thuốc.
- Quản lý được căng thẳng, lo âu.