Bệnh Phình Động Mạch Chủ Ngực
Bệnh phình động mạch chủ ngực là gì?
Phình động mạch chủ ngực (tên tiếng anh là Thoracic Aortic Aneurysm) là tình trạng đoạn phía trên của động mạch chủ yếu đi. Trong đó, động mạch chủ là mạch máu chính cung cấp máu cho cơ thể. Các phình động mạch chủ ngực nhỏ phát triển chậm có thể không vỡ, nhưng các phình lớn phát triển nhanh có thể bị vỡ. Căn bệnh trên có thể dẫn đến xé rách thành động mạch gây ra xuất huyết đe dọa tính mạng.
Tình trạng đoạn phía trên của động mạch chủ yếu đi.
Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ ngực là gì?
Các yếu tố sau đây có thể góp phần phát triển phình mạch bao gồm:
- Xơ vữa động mạch:
Khi mảng bám tích tụ trên thành động mạch khiến chúng trở nên kém đàn hồi, và áp lực tăng lên có thể làm chúng yếu đi và phình ra. Cao huyết áp và Cholesterol cao là những yếu tố nguy cơ làm cứng các động mạch. Điều này phổ biến hơn ở những người cao tuổi.
- Tình trạng di truyền:
Những người trẻ tuổi bị phình động mạch chủ lên thường do nguyên nhân di truyền. Những người sinh ra với hội chứng Marfan, một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết trong cơ thể, đặc biệt có nguy cơ cao phình động mạch chủ ngực. Thành mạch của họ có thể có điểm yếu khiến chúng dễ bị phình hơn. Những người này thường có những đặc điểm hình dáng khác biệt, bao gồm dáng cao, cánh tay rất dài, xương ức bị biến dạng và các vấn đề về mắt.
Ngoài hội chứng Marfan, các rối loạn liên quan khác, như hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng Loeys-Dietz, có thể góp phần gây ra phình động mạch chủ ngực. Hội chứng Ehlers-Danlos làm cho da, khớp và mô liên kết trở nên mỏng manh hơn và làm cho da của cơ thể căng ra dễ dàng.
- Các tình trạng bệnh khác:
Các tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu, có thể gây phình động mạch chủ ngực.
- Vấn đề do van động mạch chủ:
Thỉnh thoảng những người có vấn đề với bệnh van tim chỗ mà máu chảy qua khi chúng rời khỏi tim (van động mạch chủ) có nguy cơ tăng phình động mạch chủ ngực. Điều này chủ yếu đúng đối với những người sinh ra với van động mạch chủ 2 mảnh, có nghĩa là van động mạch chủ chỉ có hai mảnh thay vì ba.
- Nhiễm trùng không điều trị:
Mặc dù đây là một nguyên nhân hiếm gặp của phình động mạch chủ ngực, nếu người bệnh đã từng bị nhiễm trùng không được điều trị, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc nhiễm salmonella.
- Chấn thương:
Rất hiếm, nhưng một số trường hợp người bị thương do té ngã hoặc tai nạn xe sau đó phát triển phình động mạch chủ ngực.
Các trường hợp cấp cứu của động mạch chủ
Vấn đề do van động mạch chủ.
- Phình động mạch chủ khác với bóc tách động mạch chủ. Bóc tách động mạch chủ xảy ra tại vị trí phình. Trong bóc tách động mạch chủ, thành động mạch chủ bị xé rách. Điều này gây ra chảy máu bên trong và dọc theo thành mạch động mạch chủ và, trong một số trường hợp, có thể chảy máu hoàn toàn ra ngoài động mạch (vỡ).
- Bóc tách động mạch chủ là một trường hợp cấp cứu có thể đe dọa tính mạng. Điều quan trọng nhất là phải điều trị phình mạch động mạch chủ trước khi bóc tách xảy ra. Nếu bóc tách xảy ra, vẫn có thể điều trị bằng phẫu thuật, nhưng bệnh nhân sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Phình động mạch chủ ngực bao gồm:
- Tuổi tác: Phình động mạch chủ ngực thường xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên.
- Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ mạnh cho sự tiến triển của phình động mạch chủ.
- Huyết áp cao: Tăng huyết áp làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, tăng khả năng phát triển chứng phình mạch.
- Tích tụ mảng bám trong động mạch (chứng xơ vữa động mạch): Sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương lớp lót trong mạch máu (xơ vữa động mạch) làm tăng nguy cơ bị phình mạch. Đây là một nguy cơ phổ biến hơn ở người cao tuổi.
- Tiền căn gia đình: Những người có tiền căn gia đình về phình mạch động mạch chủ có nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ cao hơn người khác. Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu ở người trẻ tuổi.
- Hội chứng Marfan và rối loạn liên quan: Nếu người bệnh có hội chứng Marfan hoặc các rối loạn liên quan như hội chứng Loeys-Dietz hoặc hội chứng Ehlers-Danlos, gây tăng nguy cơ đáng kể về phình động mạch chủ ngực.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh phình động mạch chủ ngực là gì?
Xé rách thành động mạch chủ (bóc tách) và vỡ động mạch chủ là những biến chứng chủ yếu của phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch chủ vỡ có thể dẫn đến chảy máu nội tạng đe doạ đến tính mạng. Nhìn chung, phình động mạch càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao. Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:
Nnhững biến chứng chủ yếu của phình động mạch chủ ngực.
- Đau ngực hoặc đau lưng đột ngột, dữ dội và liên tục.
- Đau lan ra sau lưng.
- Hít thở khó khăn.
- Huyết áp tụt.
- Mất ý thức.
- Khó thở.
- Khó nuốt.
- Yếu hoặc liệt một bên cơ thể, khó nói, hoặc các dấu hiệu đột quỵ khác.
Cách điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực
Phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ tư vấn cho người bệnh.
Khi mắc phải căn bệnh trên, phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ tư vấn cho người bệnh nếu phình động mạch 5,5cm hoặc lớn hơn. Tuy nhiên nếu có hội chứng Marfan hay tiền sử gia đình mổ động mạch chủ, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nên phẫu thuật cho chứng phình động mạch nhỏ hơn.
Đối với những người có hội chứng Marfan, thuốc chẹn beta được chỉ định để làm chậm sự tăng trưởng của phình động mạch chủ ngực.
Mặc dù có thể để sửa chữa phình động mạch chủ vỡ bằng phẫu thuật khẩn cấp, tuy nhiên rủi ro là cao hơn nhiều và có ít cơ hội sống sót. Nhiều trường hợp có phình động mạch chủ bị vỡ đột ngột và chết trước khi đến bệnh viện.
Vì thế bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị hợp lý nhất cho việc điều trị căn bệnh phụ thuộc vào việc có điều kiện, chẳng hạn như hội chứng Marfan hay vị trí của phình động mạch.
Phòng chống bệnh phình động mạch chủ ngực
Mặc dù có thể để sửa chữa phình động mạch chủ vỡ bằng phẫu thuật khẩn cấp.
- Giữ huyết áp được kiểm soát.
- Không hút thuốc.
- Hãy tập thể dục thường xuyên.
- Giảm cholesterol và chất béo trong chế độ ăn uống.