Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Nó phát triển dần dần, thường bắt đầu với một cơn chấn động hầu như không đáng chú ý chỉ ở một tay. Nhưng trong khi run có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh Parkinson. Người ta tin rằng tình trạng run có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Parkinson, các rối loạn bổ sung cũng thường gây ra độ cứng hay chậm của chuyển động.
Người khác có thể nhận thấy ít hoặc không có biểu hiện trên khuôn mặt và cánh tay không đu đưa khi đi bộ. Nói thường trở nên mềm mại và lầm bầm. Triệu chứng Parkinson có xu hướng xấu đi khi bệnh tiến triển.
Không có cách chữa bệnh Parkinson, nhưng nhiều loại thuốc có thể điều trị triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Những ai thường mắc phải bệnh Parkinson?
Bệnh Parkinson thường bắt đầu trong khoảng giữa và cuối cuộc đời cũng như nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi. Mọi người thường phát triển bệnh từ khoảng 60 tuổi trở lên. Đàn ông nhiều khả năng mắc tình trạng này hơn phụ nữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì?
Trong bệnh Parkinson, có một chất ở trong não gọi là Dopamin bị thiếu hụt. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, nhưng tế bào sản sinh ra chất Dopamin này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng như ở trên.
Nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh ra Dopamin lại bị thoái hóa và chết đi, hiện nay khoa học vẫn chưa lý giải được. Người ta nghĩ tới nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau như: do lớn tuổi, do di truyền, do các yếu tố môi trường, thậm chí do virus... Tuy nhiên cho tới nay khoa học cũng không giải thích được tại sao chỉ có một số người bị mắc bệnh Parkinson, còn những người khác thì lại không bị.
5 nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.
Ngoài ra còn một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson như:
1. Tuổi tác
Thanh niên hiếm khi gặp bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson thường bắt đầu trong khoảng giữa và cuối cuộc đời. Mọi người thường phát triển bệnh từ khoảng 60 tuổi trở lên.
2. Yếu tố di truyền
Nếu bạn có một người thân bị bệnh Parkinson sẽ làm tăng cơ hội phát triển bệnh. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn ít, trừ khi bạn có nhiều người thân trong gia đình của bạn mắc bệnh Parkinson.
3. Giới tính
Đàn ông có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson hơn là phụ nữ.
4. Tiếp xúc với độc tố
Tiếp xúc liên tục với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh Parkinson không hề nhỏ.
Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị bệnh Parkinson
1. Tính cách thay đổi
Bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành xử, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống nhất định trong cuộc sống - tất cả những yếu tố trên điều hình thành nên tính cách của mỗi con người. Bất kỳ sự thay đổi trong tính cách nào cũng có thể là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson. Ngoài ra người mắc bệnh này hay xuất hiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần nhưng lại dễ dàng bị bỏ qua.
2. Chậm chạm trong phối hợp các hoạt động
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất cứ những thay đổi tư thế nào như khi quay đầu, quay người lại, với, cài khuy, buộc dây giày... người bệnh thường làm với tốc độ chậm, không rõ ràng. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của tuổi già, người bệnh thường phản ứng chậm với các hành động có mục đích. Nhưng thực tế nó cũng là dấu hiệu sớm của căn bệnh này.
3. Giảm cảm giác về mùi
Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, nó thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người. Trong các nghiên cứu về căn bệnh Parkinson, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh không có khả năng phân biệt mùi dưa chua, mùi cay, hoặc các mùi thối....Họ không phân biệt được rõ ràng hoặc khứu giác ngày càng suy giảm khi bệnh nặng.
4. Hay xuất hiện các vấn đề đường ruột
Tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh Parkinson.
5. Đau vai
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đối với người già, việc loãng xương, mất xương càng dễ nghi ngờ là nguyên nhân hơn do bệnh Parkinson. Khi đau xương khớp do Parkinson kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc. Nếu người bệnh dùng thuốc mà không thấy đỡ cần phải nghi ngờ mình mắc bệnh Parkinson.
Các biểu hiện của bệnh Parkinson.
6. Mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn mới có một giấc ngủ say, bạn cũng cần phải tìm nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi cho mình. Nếu mệt mỏi đi kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những đánh giá chính xác nhất.
7. Thay đổi chữ viết tay
Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson gặp các triệu chứng như cứng đờ cơ bắp, khó khăn khi cử động các ngón tay. Một sự thay đổi đột ngột dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi chữ viết tay, kể cả sự thay đổi chữ ký, đây là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Những con chữ sẽ đột nhiên nhỏ đi hoặc viết sít hơn....
8. Run nhẹ
Khi bệnh đã tiến triển, run thường xuất hiện, nó có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu.... Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng run nhẹ ở các ngón tay, ngón tay cái, cằm, môi.... Bên cạnh đó, bạn có thể gặp co giật nhẹ và run khi bạn cố gắng để ngồi hoặc co giật tay, chân...
9. Gặp vấn đề khi di chuyển
Vì Parkinson ảnh hưởng đến vấn đề cử động của cơ thể, trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể bị cứng ở chân khi đi bộ chẳng hạn, đó là do khớp bị cứng lại. Tuy nhiên triệu chứng tê cứng sẽ dần mất đi khi bạn bắt đầu đi bộ hoặc đôi khi người bệnh cảm thấy bất lực, như chân bị dính xuống sàn mà không thể nhấc lên. Các triệu chứng thoáng qua này chính là dấu hiệu ban đầu của Parkinson.
10. Rối loạn giấc ngủ
Người mắc nệnh parkinson cũng có những dấu hiệu về thần kinh như rối lọan giấc ngủ, trầm cảm, lo âu... Nếu gặp phải những bất thường này hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
11. Mất đi sự cân bằng
Người mắc bệnh Parkinson có sự thay đổi tư thế như hay khom lưng hoặc nghiêng về phía trước là dấu hiệu phổ biến. Họ thường khom lưng khi di chuyển, thậm chí cả khi đứng, người bệnh thường đứng không vững.
12. Ngất xỉu
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi thức dậy, đây là triệu chứng cần phải nghĩ đến người bệnh đã mắc Parkinson.
13. Thay đổi trong giọng nói
Bất kỳ sự thay đổi trong giọng nói nào như khàn giọng hoặc giọng nói trở nên khác lạ chính là dấu hiệu đáng lo ngại. Thay đổi trong giọng nói rất phổ biến ở bệnh nhân Parkinson, ở giai đoạn nặng nhiều người bệnh còn bị mất đi giọng nói của họ.
14. Liệt cơ mặt
Người bệnh Parkinson thường không có biểu hiện cảm xúc nhiều, do các cơ vận động trên khuôn mặt bị ảnh hưởng. Họ gặp khó khăn cả trong khi cười, nói, hoặc chớp mắt.....
15. Tính khí thất thường
Đây là phổ biến đối với bệnh nhân Parkinson và cũng có thể coi là một triệu chứng sớm của bệnh. Trong trường hợp người bệnh thay đổi tâm trạng thường xuyên, tốt hơn là họ nên được đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đầy đủ.
Cách điều trị bệnh Parkinson
Cho tới nay, y học hiện đại cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên hiện nay thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất hữu hiệu. Các bác sĩ cũng khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp,.. Một số bệnh nhân bị Parkinson có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như phương pháp kích thích não sâu – tuy nhiên chỉ áp dụng với những bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc điều trị.
Thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất hữu hiệu.
Các thuốc điều trị bệnh Parkinson bao gồm một số nhóm chính sau đây:
- Các thuốc chứa Levodopa: Là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson, tuy nhiên sau khoảng 3 – 5 năm (người ta gọi là “tuần trăng mật” của thuốc) thì thường bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc.
- Thuốc đồng vận Dopamin.
- Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl COMT.
- Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine.
Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người khác nhau vì vậy không có cách dùng thuốc chung cho các bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau là rất cần thiết.
Cách phòng chống bệnh Parkinson
1. Chế độ luyện tập
Vận động thường xuyên làm hệ cơ khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh Parkinson và giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Đi bộ và xoay người: Đi theo đường thẳng, bước từng bước dài, tách hai chân để giữ thăng bằng, đi thành đường cung tròn để xoay người. Đây là phương pháp tập luyện tốt nhất giúp phòng tránh bệnh Parkinson.
- Đứng lên ngồi xuống: Chọn ghế tựa có tay vịn, đứng lên nghiêng người về phía trước, hai tay vịn vào thành ghế để đẩy lên. Ngồi xuống bằng cách quay lưng về phía ghế, nghiêng người về trước, dùng hai tay vịn thành ghế để hạ thấp người.
- Kéo vai: Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, hai tay để phía trước, bàn tay áp sát khuỷu tay. Đưa hai tay ra hai bên cho hai bả vai sau lưng co gần nhau. Đưa tay về vị trí cũ ở trước mặt, lặp lại 10 lần.
- Vặn người:Ngồi trên ghế, hai tay để trên vai, xoay thân người trên từ phải qua trái và ngược lại, lặp lại 10 lần.
- Ngồi khỏi giường khi đang nằm: Xoay người nằm nghiêng, co hai đầu gối lại. Đặt hai chân ra khỏi giường, dùng hai tay chống trên mặt giường để ngồi dậy.
- Đi khi đang ngồi: Ngồi trên ghế có lưng tựa, nhấc đầu gối phải và trái lên cao như đi bộ, lặp lại 10 lần.
Tuân thủ các thói quen ăn uống để phòng chống bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ chất, nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước; ngoài ra, ăn quả mọng, uống trà xanh, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại… cũng góp phần phòng tránh bệnh Parkinson hiệu quả.
- Vitamin D: Bảo vệ các tế bào thần kinh - vốn mất đi ở bệnh nhân Parkinson. Hầu hết vitamin D được cơ thể tổng hợp khi tắm nắng thường xuyên và từ thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc, sữa chua, sữa đậu nành… Dưỡng chất này giúp bảo vệ xương, phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường týp 2.
- Uống trà xanh: Chất Polyphenol trong trà xanh ngăn không cho độc tố MPP giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não, giúp phòng tránh bệnh Parkinson.
- Ăn quả mọng: Dâu tây, nho, việt quất, mâm xôi... chứa chất chống oxy hoá flavonoid, tốt cho cơ thể phòng tránh bệnh Parkinson, ngừa chứng mất trí nhớ, ổn định huyết áp.
- Sử dụng cà phê hợp lý: Giúp giảm triệu chứng thèm ngủ ban ngày - dấu hiệu thường gặp ở bệnh Parkinson. Uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày giúp cải thiện khả năng vận động. Một lượng cà phê vừa phải ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sỏi mật, Alzheimer…
- Ớt: Thói quen ăn ớt thường xuyên 2 bữa/tuần tốt cho hệ thần kinh, giảm 30% nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Một số thực phẩm khác như: Khoai tây, cà chua, cà tím hạt tiêu giúp giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Tránh xa môi trường độc hại: Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc phơi nhiễm hóa chất công nghiệp khiến nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 6 lần.
- Hãy rửa sạch các loại thực phẩm dưới vòi nước mạnh: Để loại bỏ các hóa chất, vi khuẩn. Nếu có điều kiện, bạn nên tự trồng rau, củ, quả sạch cho gia đình.
- Phòng tránh bệnh Parkinson ở người cao tuổi cần lưu ý: Vận động nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh điều độ, duy trì nếp sống lành mạnh, hạn chế nơi có tiếng ồn, tránh thay đổi cảm xúc đột ngột…
Duy trì việc tập luyện thường xuyên, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh giúp bạn phòng tránh bệnh Parkinson.
Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.